Bệnh khò khè, khó thở ở gà là một căn bệnh khá phổ biến và thường gặp vào thời tiết lạnh giá. Khi gà bị khò khè thường kèm theo các biểu hiện và triệu chứng như: khó thở, có đờm, ăn uống và phát triển kém. Nếu để tình trạng này xảy ra lâu mà không có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của gà. Do đó người chăn nuôi cần quan sát kỹ các dấu hiệu nhận biết để tìm ra hướng xử lý kịp thời. Chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết ngay dưới đây.
Mục lục
Dấu hiệu nhận biết
Thường bệnh khò khè có đờm hay xảy ra nhất với gà chọi; gà thường vẫn bị nhưng không thường xuyên như gà chọi. Thường là do thời tiết mùa đông lạnh mà người nuôi không trang bị đầy đủ thiết bị giữ nhiệt cho gà. Khi mắc bệnh gà có những biểu hiện sau:
- Gà thở khó, khò khè và nghe có tiếng ực ở cổ , có nhiều đờm
- Gà đi ngoài phân xanh hoặc trắng, thường bết vào lỗ hậu môn
- Gà có biểu hiện chậm chạp, kém linh hoạt hơn bình thường.
- Gà lim dim, ủ rũ ,mệt mỏi.
Nguyên nhân gây bệnh gà khò khè
Gà bị đờm, khò khè, khó thở là do một loại vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn gây bệnh có tên khoa học là Mycopplasma galliseptium; đây là vi khuẩn gây cho gà bị đuối sức; khi thời tiết thay đổi cộng với chế độ dinh dưỡng không được đầy đủ sẽ làm gà bị yếu đi.
Con đường lây truyền bệnh
Gà mắc bệnh bài thải phân và các chế phẩm ra ngoài, vi khuẩn đi vào trong không khí và truyền cho gà khỏe mạnh trong cùng đàn, cùng chuồng trại. Các dụng cụ chăn nuôi, thiết bị, thức ăn bị nhiễm vi khuẩn cũng là nguồn lây bệnh.
Với gà mái đẻ bị nhiễm bệnh sẽ lây qua trứng; khi ấp nở gà con sẽ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh khò khè.
Với gà đã khỏi bệnh những vẫn mang chủng vi khuẩn trong người; có thể bị nhiễm trùng kế phát, bệnh nặng trở lại.
Cách phòng bệnh gà bị khò khè
- Khi tham gia bất kỳ một trận gà đá nào thì các chiến kê nên cho gà chạy lồng; để làm nóng cơ thể gà. Vỗ sạch đờm cho gà chọi của mình. Đặc biệt thường xuyên cho gà chọi ra phơi nắng vào buổi sáng; để gà chọi có được sức đề kháng tốt. Tăng cường dinh dưỡng cho gà, cho gà ăn uống đầy đủ và đủ chất để gà luôn có sức khỏe, đề kháng tốt.
- Trước và sau khi tham gia trận đá gà bạn cần giữ ấm cho gà. Sau khi tham gia trận gà đá về bạn nên lau lại nước ấm và thoa thuốc bóp cho gà; để gà lấy lại sức và tránh được các virus tiềm ẩn ở gà.
- Việc phòng bệnh là khá quan trọng khi nuôi bất kỳ loại gà nào. Bạn nên chú ý đến dinh dưỡng, nghỉ ngơi, biểu hiện của gà; để từ đó có những phát hiện sớm để có phương án chăm sóc và điều trị bệnh hiệu quả để gà bị bệnh có thể nhanh khỏi.
Cách điều trị gà bị bệnh
- Khi phát hiện ra gà bị khò khè khó thở cần tìm cách chữa trị ngay, có thể sử dụng các biện pháp dân gian bằng cách lấy gừng giã ra rồi hòa tan vào nước, cho gà uống nước đó khoảng 2-3 ngày gà sẽ đỡ dần và khỏi hoàn toàn.
- Nếu gà bị nặng rồi thì nên sử dụng thuốc tiêm, các loại thuốc đặc trị gà khò khè phổ biến hiện nay như: thuốc Ery, thuốc Martylan hoặc bà con có thể sử dụng các loại chế phẩm như : bio-spiracol, bio-tylanford để giúp tăng sức đề kháng cho gà.
- Liều lượng của từng loại thuốc, từng loại chế phẩm được quy định trong hướng dẫn sử dụng; bà con chăn nuôi cần sử dụng theo hướng dẫn, không tự ý tăng liều lượng; cũng như thay đổi kết hợp với thuốc khác.
- Bà con chăn nuôi nên căn cứ vào những triệu chứng của gà; để có nhận định ban đầu cho việc chẩn đoán bệnh. Khuyến cáo bà con nên mang mẫu bệnh phẩm tới các cơ sở; trạm thú y để được xét nghiệm nhanh ra kết quả chính xác.
Trên đây là toàn bộ kiến thức mà chúng tôi muốn chia sẻ cho người chăn nuôi để họ có những cách chăm sóc gà của mình một cách tốt nhất và khoa học nhất.