• Thông tin giải trí
  • Thông tin thể thao
  • Khám phá du lịch
  • Khoa học – công nghệ
  • Login
Nông Nghiệp Oganics
Advertisement
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
No Result
View All Result
Nông Nghiệp Oganics
No Result
View All Result

Bệnh mềm vỏ trên tôm phải phòng và trị bệnh như thế nào?

Lê Ngọc Ý by Lê Ngọc Ý
02/11/2021
in Phòng và trị bệnh thuỷ sản, Thuỷ sản
0
Phòng bệnh mềm vỏ ở tôm chủ yếu bằng phương pháp cải tạo ao đảm bảo môi trường sống tốt
Tôm bị thiếu vitamin và khoáng chất

Tôm bị thiếu vitamin và khoáng chất

Căn bệnh mềm vỏ trên thân tôm thường sẽ xuất hiện nhiều trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Tôm khi mắc bệnh vỏ sẽ mỏng, gợn sóng, nhăn và tình trạng tôm bị mềm vỏ kéo dài trong một vài tuần. Tôm bệnh sẽ dễ bị các sinh vật bám ký sinh trên thân và các mầm bệnh tấn công. Tôm mắc bệnh sẽ dần yếu đi và chậm lớn, lâu dần tôm bị kiệt sức và chết. Ngoài ra, nếu như tôm sống sót thì cũng còi cọc, không đạt chất lượng. Người nuôi sẽ có nguy cơ bị thiệt hại rất nặng nề nếu như không có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh mềm vỏ trên tôm sớm nhất. Cùng 2findx.com tìm hiểu thêm về căn bệnh mềm vỏ này nhé!

Mục lục

  • Nguyên nhân gây bệnh mềm vỏ trên tôm
  • Cách phòng bệnh
  • Trị bệnh cho tôm

Nguyên nhân gây bệnh mềm vỏ trên tôm

Nước ao nuôi nhiễm chất thải công nghiệp, nông nghiệp
Độ kiềm thấp cũng là một trong những nguyên nhân khiến ao nuôi thiếu khoáng chất

Nguyên nhân gây bệnh mềm vỏ ở tôm: do dinh dưỡng, do môi trường. Phòng bệnh mềm vỏ ở tôm chủ yếu bằng phương pháp cải tạo ao đảm bảo môi trường sống tốt cho tôm. Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật trị bệnh mềm vỏ ở tôm. Bệnh mềm vỏ thường xảy ra ở tôm nuôi. Tôm bị bệnh có các biểu hiện: vỏ mềm, mỏng; vỏ có màu sẫm, bị nhăn, gồ ghề… tôm dễ bị cảm nhiễm với các bệnh nhiễm khuẩn, nấm, protozoa. Tôm bị mềm vỏ thường yếu ớt, phát triển chậm, có thể chết rải rác.

  • Do dinh dưỡng: Tôm thiếu vitamin và khoáng chất. Đặc biệt thiếu hàm lượng canxi và phospho. Khi tôm lột xác để tạo lớp vỏ mới, thông thường lớp vỏ mới sẽ cứng trở lại trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên nếu không cung cấp đủ các khoáng chất cần thiết để tôm tạo vỏ, vỏ tôm sẽ bị mềm, mỏng…
  • Do môi trường: Nước ao nuôi nhiễm chất thải công nghiệp, nông nghiệp. Hoặc dư lượng hóa chất, đặc biệt là thuốc trừ sâu. Nước có độ mặn thấp hoặc độ kiềm thấp. Ngoài ra, có thể còn do tôm nuôi quá dày, môi trường nuôi thường xuyên biến động.
  • Độ mặn và độ kiềm: Độ mặn và độ kiềm thấp cũng là một trong những nguyên nhân khiến ao nuôi thiếu khoáng chất, không đáp ứng được yêu cầu hình thành vỏ mới, vì thế sau khi lột vỏ tôm không có được lớp vỏ mới cứng như ban đầu. Ngoài ra, nuôi tôm với mật độ cao, dày đặc, môi trường nuôi thường xuyên biến động cũng có thể làm tôm dễ nhiễm bệnh.

Cách phòng bệnh

Thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng cho tôm
Bổ sung các loại sản phẩm dinh dưỡng cho tôm

Trong công tác cải tạo ao, thực hiện đúng quy trình theo 3 bước: cải tạo bằng cơ học, hóa học và sinh học (lưu ý, không lạm dụng hóa chất hoặc dùng thuốc trừ sâu để cải tạo ao).

  • Ngoài ao nuôi chính, nên có ao lắng để chứa nước dự trữ, đảm bảo nước sạch khi cần cung cấp cho ao nuôi, tránh lấy nước trực tiếp ngoài sông rạch chưa qua xử lý.
  • Chọn giống tốt, đã qua kiểm dịch đạt chuẩn.
  • Thả giống với mật độ vừa phải.
  • Trong quá trình nuôi hạn chế ao bị mất tảo….
  • Ngoài việc định kỳ tạt khoáng cho tôm, trong khẩu phần ăn thường xuyên bổ sung thêm Bio VitaminC 10% cho tôm ăn mỗi ngày, nhằm phòng tôm thiếu khoáng và vitamin.
  • Thường xuyên đo các thông số môi trường (2 lần/ngày) ở thời gian cố định (sáng, chiều), để có thể can thiệp kịp thời khi môi trường biến động. Phải đảm bảo độ kiềm 80 – 120 mg/lít (tôm sú) và 120 – 160 mg /lít (tôm thẻ); pH 7,5 – 8,5.
  • Bờ ao có đập tràn: để thoát nước mưa (khi mưa lớn), chống ngọt hóa.

Thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng cho tôm, nhất là giai đoạn tôm lột xác. Bổ sung các loại sản phẩm dinh dưỡng cho tôm như hỗn hợp của phốt pho hữu cơ, cung cấp đủ các loại vitamin và acid amin thiết yếu, để tăng cường quá trình trao đổi chất và hấp thu dưỡng chất. Giúp tôm khỏe mạnh, đề kháng bệnh tật, mau lớn.

Trị bệnh cho tôm

Trong quá trình nuôi tôm, thường xuyên theo dõi đàn tôm để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường. Khi kiểm tra phát hiện tôm có dấu hiệu mềm vỏ: phải nhanh chóng can thiệp ngay bằng cách tăng cường cung cấp oxygen. Đồng thời tạt vôi và Dolomite để tăng kiềm, đưa pH lên 8,3 – 8,5.

Tạt vi sinh Bio Bacter và Bio Yucca để cải thiện chất lượng nước. Giảm khí độc trong ao, tạo môi trường thông thoáng. Cho tôm ăn Bio Calphos với liều gấp đôi so liều phòng. Ngoài ra, cần bổ sung thêm Bio Hepatic nhằm tăng khả năng đào thải, thanh lọc độc tố. Cân bằng quá trình trao đổi chất, giúp tôm cứng vỏ trở lại và tăng trưởng bình thường.

Bổ sung chế phẩm sinh học xử lý nước nhằm mục đích cải thiện chất lượng nước. Giảm khí độc trong ao, tạo môi trường thông thoáng. Người nuôi cũng cần kiểm tra lại thức ăn cho tôm hằng ngày có đủ dinh dưỡng hay không. Kết hợp trộn thêm khoáng cho ăn và men tiêu hóa giúp tôm bổ sung vitamin. Tăng hấp thụ các chất dinh dưỡng giúp cho quá trình tạo vỏ.

Tags: Bệnh mềm vỏ trên tômbệnh nhiễm khuẩndo dinh dưỡngdo môi trườnggồ ghềprotozoaTrị bệnh cho tômvỏ mềm
Previous Post

Cần phải nắm rõ những bệnh thường gặp nào khi nuôi ếch?

Next Post

Những triệu chứng và cách phòng bệnh cho cá kèo

Next Post
Cá kèo hay còn có tên gọi là cá bống kèo

Những triệu chứng và cách phòng bệnh cho cá kèo

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN NỔI BẬT

  • Mô hình trồng rau

    Bí quyết để có một vườn rau ngon trên sân thượng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách thuần hóa và nuôi gà rừng mới bắt về

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách nuôi chim sẻ cho người mới bắt đầu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Công nghệ RAS: phương pháp nuôi tôm hiệu quả

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Venice của Hà Lan với những cảnh đẹp độc đáo

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hướng dẫn phương pháp nuôi chim cút hiệu quả cao

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Người dân làm giàu từ mô hình chăn nuôi gà Tây

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Những cách phòng trừ sâu bệnh cho cây chuối già Nam Mỹ hiệu quả nhất

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Các loại nước cốt lẩu Trung Quốc đắt hàng tại Hà Nội

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Khám phá du lịch ngôi làng cổ Gokayama tuyệt đẹp

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
  • Thuỷ sản
  • Chăn nuôi

© Copyright by 2findx.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi

© Copyright by 2findx.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In