Cá chình được xem là một thương phẩm hết sức đặc biệt, chúng có mặt ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, bởi loài cá này sức đề kháng rất tốt , dễ nuôi, nhưng lại có giá trị kinh tế cao. Giá bán giao động của cá chình trên thị trường hiện tại là từ 400. 000 đ – 500. 000 đ/kg. Nói về chất lượng của loài cá này thì miễn bàn, thịt cá mềm, thơm ngon, cho nên được rất nhiều thị trường ưa chuộng, đầu ra loại thủy sản này cực kỳ ổn định. Chính vì ưu điểm trên thì hôm nay, 2findx xin giới thiệu đến người dân phương pháp nuôi cá chình trong bể xi măng đạt được năng suất vượt trội nhất, dưới bài viết sau.
Mục lục
Tìm hiểu đặc điểm sinh học của cá chình
Cá chình là loài di cư ngược dòng sông, mỗi năm vào mùa xuân, có nhiều chình con kết thành đàn lớn bơi vào cửa sông, cá chình cái bơi ngược dòng sông, lên nguồn các sông hồ để vỗ béo cho đến tuổi trưởng thành và thành thục, đến mùa thu cá chình hợp thành đàn lớn bơi lại cửa sông kết đàn cùng cá chình đực bơi ra đại dương để sinh sản. Hiện nay việc cho sinh sản nhân tạo cá chình chưa thành công, con giống đưa vào nuôi nhân tạo chủ yếu được vớt từ tự nhiên
Cá chình là loài ăn thịt. Trong tự nhiên, cá chình con ăn các loài giáp xác phù du, khi lớn lên ăn tôm, cua nhỏ, các loại côn trùng thủy sinh, ốc, giun, cá con, những mảnh vụn động vật thối rữa. Cá chình nuôi ở trại, cho ăn thức ăn chế biến nhân tạo. Nhiệt độ thích nghi là: 20-28 độ C, nếu nhiệt độ xuống 8-10 độ C chình ngừng ăn, bơi sát xuống đáy bùn hoặc sỏi sạn để tìm chỗ qua đông, khi nhiệt độ lên 30 độ C cá cũng ngừng ăn. Thịt cá chình rất béo, ngon, dinh dưỡng phong phú, có giá trị xuất khẩu lớn.
Ưu điểm khi nuôi cá chình trong bể xi măng
Nuôi cá chình trong bể xi măng là mô hình đang được nhiều hộ nông dân lựa chọn. Trên cùng một diện tích, nuôi cá chình trong bể xi măng sẽ cho năng suất cao gấp nhiều lần so với nuôi trong ao đất.
Chủ động được địa điểm và quy mô nuôi. Phù hợp với những hộ có diện tích nhỏ.
Do không phải phụ thuộc vào thời tiết nên có thể chủ động mùa vụ thả nuôi.
Dễ dàng quan sát được sự ăn mồi của cá để tăng hoặc giảm lượng thức ăn cho phù hợp. Từ đó hạn chế ô nhiễm nguồn nước cũng như tiết kiệm chi phí thức ăn.
Dễ dàng phát hiện và xử lý khi cá có biểu hiện bị bệnh.
Kỹ thuật nuôi cá chình theo phương pháp xây bể xi măng
Cách xây bể xi măng
Có 2 hình thức xây bể xi măng nuôi chình để bà con lựa chọn đó là bể chìm hoặc bể nổi. Tuy nhiên, bể chìm được lựa chọn nhiều hơn nhờ ưu điểm chắc chắn và nhiệt độ nước bể nuôi ổn định.
Diện tích bể nuôi thích hợp từ 60 – 70m2. Độ sâu bể từ 1 – 1,5m.
Xung quanh khu vực bể nuôi phải bố trí hàng rào chắc chắn. Bên trên làm mái che nắng và mưa cho đàn cá.
Nền và tường của bể nuôi phải láng xi măng mịn để không làm tổn thương cá trong quá trình nuôi.
Nên thiết kế nền bể nuôi có độ dốc từ 5 – 10% về phía ống cống để thuận tiện trong quá trình thay nước và vệ sinh bể.
Trong bể phải bổ sung vòi sục khí (khoảng 10 vòi/bể) và sàn thức ăn (bố trí gần cống thoát nước). Ngoài ra, trong bể cần phải thả ống nhựa để làm chỗ trú ẩn cho cá.
Chuẩn bị con giống đúng chuẩn
Người nông dân nên chọn mua cá giống ở những cơ sở có uy tín. Cỡ cá giống thích hợp là 15 – 20 con/kg. Yêu cầu con giống: Con giống phải có kích cỡ đều nhau, màu sắc tươi sáng, khỏe mạnh và nhiều nhớt.
Thời điểm thả con giống thích hợp
Nuôi cá chình theo hình thức bể xi măng bà con có thể thả nuôi quanh năm. Bà con nên thả cá giống vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối để tránh gây sốc cho cá. Túi cá giống đem về nên ngâm xuống nước trong bể từ 3-5 phút để trung hoà nhiệt độ giữa nước bao chứa cá và nước bể nuôi. Sau đó mới thả cá ra từ từ.
Cá chình không có vảy nên khi vận chuyển hay bị xây sát và thường có ký sinh trùng bám ngoài da. Vì vậy, cần tiến hành công tác tiệt trùng một cách nghiêm ngặt. Trước khi thả nuôi, bà con nên tắm phòng bệnh cho cá chình giống bằng nước muối 15 – 30 ‰ từ 5 – 10 phút, hoặc tắm bằng Povidine liều lượng 5ml/m3 nước. Tùy theo khả năng đầu tư của chủ hộ và cỡ cá giống mà mật độ nuôi khác nhau.
Lựa chọn thức ăn và cách cho ăn
Thức ăn nuôi cá chình có tỷ lệ bột cá chiếm khoảng 70 – 75%, tinh bột 25 – 30% và một ít vi lượng, vitamin. Thức ăn của cá có tỷ lệ bột cá khá cao nên dễ hút ẩm và dễ mốc. Vì vậy phải chú ý bảo quản tốt, thời gian bảo quản không quá 2 tháng. Cho cá ăn một ngày 2 lần vào lúc 8 – 9 giờ sáng và 2 – 3 giờ chiều. Vào mùa hè, buổi sáng cho ăn sớm hơn 1 – 2 giờ và buổi chiều cho ăn muộn hơn 1 – 2 giờ. Tỷ lệ thức ăn so với trọng lượng thân chình ở các giai đoạn như sau:
Phương pháp chăm sóc cá chình khi nuôi trong bể xi măng
Cứ sau mỗi tháng bà con tiến hành phân cỡ một lần. Tách con lớn, con nhỏ nuôi riêng để cá đồng đều và chóng lớn. Trước khi phân cỡ để cá nhịn ăn từ 1 – 2 ngày.
Khi thời tiết xấu trộn Vitamin C, men tiêu hoá và betaglucan vào thức ăn, cho cá ăn trong 3 – 5 ngày.
Tiến hành thay nước bể nuôi thường xuyên:
Giai đoạn 3 tuần đầu, cứ 2 – 3 ngày thay nước 1 lần.
Từ tuần thứ 4 trở đi, mỗi ngày thay nước 1 lần.
Tháng cuối, mỗi ngày thay nước 2 lần.
Quản lý nuôi cá chình thương phẩm
Hàng ngày đi tuần tra ao 3 lần vào sáng, trưa, tối. Sáng sớm chú ý hiện tượng nổi đầu. Buổi trưa đi tuần xem tình trạng chình sau khi ăn xong. Buổi tối chú ý hiện tượng cá chình có nổi đầu, bỏ trốn. Thường xuyên quan sát hoạt động của cá: Nếu cá tập trung hết ở sàn ăn là cá khoẻ mạnh, nếu tập trung ở cống cấp nước là cá thiếu ô xy còn cá bơi một mình ven bờ màu sắc bị thâm đen là cá bị bệnh cần phải bắt tách riêng để chữa trị.