Hiện nay, với tỷ trọng đạt mức 56% trong toàn ngành nông nghiệp, bên cạnh đó, việc nuôi trồng thủy hải sản đã mang đến một nguồn thu nhập kinh tế vô cùng lớn. Chính vì vậy, việc áp dụng các phương công nghệ cao, hiện đại, cùng với các mô hình nuôi trồng thủy sản khác tiên tiến hơn, đang ngày càng được người nông dân đặc biệt chú ý, quan tâm và coi trọng. Theo 2findx được biết, thì các phương pháp nuôi thủy sản ngày càng được cải tạo mới, nhằm mục đích giúp người dân tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và cả địa phương đó.
Mục lục
Phương pháp nuôi thủy sản trong ao

Đây là hình thức phổ biến nhất và xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam. Từ thời xa xưa, người dân Việt Nam đã biết đào ao thả cá. Sau đó họ xây dựng các mô hình sản xuất tổng hợp theo VAC. Hình thức này được giới hạn trong phạm vi nhất định tùy theo diện tích ao nuôi. Người dân có thể áp dụng phương thức nuôi khác nhau từ quảng canh đến thâm canh.
Nuôi trồng thủy sản tự phát, quy mô gia đình với các cách thức đơn giản, dễ làm, dễ mua. Đây được coi là hình thức truyền thống, và có từ rất lâu ở Việt Nam. Các hộ gia đình theo nông nghiệp với mô hình Vườn – Ao – Chuồng thường có 1 ao nhỏ để thả các loại thủy sản nước ngọt. Đây cũng là hình thức nuôi trồng thủy sản phổ biến. Được sử dụng nhiều nhất tại nước ta do đặc tính quang canh lâu đời.
Ưu điểm của hình thức này là không cần kỹ thuật cao, không cần bỏ nhiều vốn, dễ dàng thực hiện, và có thể làm rộng rãi.
Nhược điểm: với quy mô nhỏ, và kỹ thuật đơn giản, nuôi thủy sản trong ao luôn chỉ cho sản lượng rất thấp, và nhiều khi phụ thuộc lớn vào diện tích to / nhỏ của ao.
Phương pháp nuôi thủy sản trong lồng bè ở các vịnh hay ven bờ, mặt nước lớn ở đảo
Đây là hình thức nuôi khá phổ biến cả ở các thủy vực khác nhau (ngọt và lợ, mặn). Hình thức này tùy theo thủy vực như hồ đập chứa hay lưu vực các dòng sông hoặc trên các vịnh, đảo hay ven bờ. Nơi có độ sâu từ 3 m trở lên. Đây là hình thức được phát triển rất mạnh trong 5 năm trở lại đây. Người dân tận dụng điều kiện mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản.
Hình thức nuôi thủy hải sản bằng lồng bè đang ngày càng trở lên phổ biến do tính đa dạng. Có thể ứng dụng tại nhiều dạng thủy vực. Dù ở các dạng địa hình nông sâu khác nhau như vịnh, đảo, hay biển, nuôi thủy hải sản bằng lồng bè. Cũng vẫn có thể phát huy tác dụng. Bắt đầu từ năm 2013, các loại lồng bè đã được sử dụng nhiều. Mang loại hiệu quả nuôi trồng rất tốt. Với các mặt nước có độ sâu từ 3m trở lên. Nuôi trồng thủy hải sản bằng lồng bè. Có thể áp dụng cho cả phương pháp thâm canh và bán thâm canh.
Lồng bè truyền thống được các ngư dân và các chủ dự án áp dụng từ rất lâu. Với các nguyên liệu chính như gỗ, tre, phao nhựa nâng lồng, sắt. Cũng theo đó, lồng thủy hải sản truyền thống gồm có khung lồng bằng tre, khung lồng bằng sắt, khung lồng bằng gỗ hay lồng lưới. Cho đến nay, các loại lồng này vẫn đang được sử dụng nhiều nhất tại nước ta. Tuy chưa phải phương án tối ưu. Nhưng lồng cá truyền thống vẫn mang lại tính hiệu quả, cho năng suất nuôi trồng cao.
Phương thức nuôi thủy sản đăng quầng, chắn sáo ở các lưu vực

Là hình thức nuôi có giới hạn bằng các chắn đăng, sáo ở các lưu vực có mặt nước lớn. Nhưng độ sâu có giới hạn nhất định từ 4 – 6 m. Trên các thủy vực này người dân có thể thiết kế các chắn đăng, sáo bằng vật liệu rẻ tiền. Để nuôi cá hay các đối tượng hỗn hợp. Hình thức này có thể áp dụng cho nuôi từ quảng canh đến thâm canh nhưng trong thực tế chủ yếu là nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến. Với những vùng nuôi như mặt nước lớn ở các hồ thủy điện có độ sâu từ 4 – 6 m. Hay các vùng đầm phá nuôi bằng chắn sáo, độ sâu từ 2 -3 m.
Đăng quầng hay chắn sáo là hình thức nuôi trồng thủy hải sản được dùng khá nhiều trên các hồ thủy điện hay trên các vùng đầm, các vùng phá. Chỉ phù hợp với những nơi có đồ sâu không có 5m. Đăng quầng hay chắn sao khá tự phát. Thường được các ngư dân làm từ các nguyên liệu rẻ tiền vừa để nuôi cá, vừa nuôi các loại thủy sản hỗn hợp khác nhau. Đây là hình thức nuôi trồng quảng canh quy mô nhỏ hoặc lớn hơn 1 chút so với việc nuôi trồng trong ao nhà. Các ưu và nhược điểm tương tự như nuôi trồng thủy sản trong ao. Tuy nhiên, với hình thức chắn sáo, đăng quầng. Các ngư dân có thể tận dụng các diện tích chung, với môi trường tốt hơn.