Vào mùa nắng nóng, nhiệt độ nước cao, mật độ dày, cải tạo ao kém là những yếu tố khiến tôm bị bệnh phân trắng lây lan nhanh, làm giảm năng suất, gây thất thoát năng suất cho người dân. Phân trắng là bệnh thường gặp của tôm nuôi, thường bắt đầu từ khi nuôi trên 40 ngày, có nhiều mầm bệnh có thể gây bệnh. Ban đầu, có thể chỉ có một yếu tố cụ thể gây ra bệnh đầu tiên, sau đó khi khả năng kháng thể của tôm suy yếu, các yếu tố khác có cơ hội tái phát. Vì nguyên nhân gây bệnh đôi khi không phải chỉ do một loại thuốc gây ra, chỉ khi tìm đúng nguyên nhân thì việc điều trị mới thực sự hiệu quả.
Mục lục
Nguyên nhân gây bệnh
• Thức ăn: Tôm ăn phải thức ăn kém chất lượng hoặc bị nấm mốc; độc tố dẫn đến bệnh đường ruột, bệnh phân trắng… Bệnh sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn ở những ao cho thức ăn dư thừa;
• Tảo độc: Tôm ăn phải các loại tảo độc như: tảo lam, tảo giáp… trong ruột các loại tảo này tiết ra enzyme có khả năng gây tê liệt biểu mô; khiến ruột tôm không hấp thụ được thức ăn và không tiêu hóa được; dẫn đến tình trạng ruột bị tắc nghẽn gây bệnh phân trắng trên tôm;
• Do ký sinh trùng Gregarine: Gregarine nhóm nguyên sinh vậy ký sinh trung gian; trên nhóm thân mềm 2 vỏ và nhóm giun tơ xâm nhập vào tôm; khi chúng ăn phải những vật chủ trung gian, chúng sẽ bám vào thành ruột của tôm; gây tổn thương ruột dẫn đến hiện tượng phân trắng;
• Do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei: vi bào tử trùng chuyên ký sinh trên gan tụy của tôm và có thể gây ra bệnh phân trắng;
• Do nhóm vi khuẩn Vibrio: nhóm vi khuẩn trong hệ thống gan tụy, đường ruột; và phân tôm thuộc các nhóm Vibrio parahaemolyticus, Vibrio fluvialis, Vibrio alginolyticus; Vibrio mimicus, Vibrio vulnificus, Vibrio cholera và Vibrio damselae.
Thời gian và biểu hiện khi tôm mắc bệnh
Bệnh phân trắng thường mức độ xảy ra bệnh nhiều nhất ở giai đoạn 70 – 80 ngày; tuổi trên tôm sú và 45 – 70 ngày trên tôm thẻ chân trắng. Tác nhân gây bệnh do kí sinh trùng Gregarine kí sinh trong ruột tôm; cùng với vi khuẩn và độc tố của một số loài tảo lam, tảo giáp gây ra. Dấu hiệu đầu tiên của tôm khi mắc bệnh là ruột không có thức ăn; mà trong đó là một chuỗi phân trắng. Gan tụy thay đổi theo màu trắng, xanh và teo bằng 1/3 thể tích gan so với bình thường; chai cứng, cơ thể tôm màu tối, đường phân nhỏ nhạt màu và ngắt quãng.
Tôm giảm ăn, cơ thể bị ốp, có hiện tượng chết lác đác đến hàng loạt. Một số biểu hiện vào sáng sớm là tôm bị bệnh thường nổi đầu; bơi lội không theo hướng, dạt bờ. Quan sát trên mặt ao có từng đám rải phân màu trắng nổi lên; dạt vào ven bờ cuối chiều gió.
Nguyên nhân gây bệnh: do chuẩn bị ao không tốt, đáy ao nhiều mùn bã hữu cơ; thức ăn thừa nhiều, nước ao nuôi bị ô nhiễm; và không cung cấp đủ hàm lượng ôxy cho ao nuôi. Mùn bã hữu cơ trong đáy ao (nhất là ao nuôi cũ, cải tạo chưa tốt); là môi trường rất thích hợp cho vi khuẩn phát triển; gây tác hại cho tôm với cơ hội nhiễm bệnh cao.
Phòng bệnh cho tôm
Chuẩn bị ao, thả giống
Ao nên được cải tạo tốt, đúng quy trình (đầm nén bờ, sên vét bùn, rải vôi…); có thể trải bạt nền đáy và xunh quanh bờ nếu có thể.
Giữa ao nên thiết kế một khu vực trũng để quy tụ chất thải (chiếm 5% diện tích ao); lắp đặt các giàn quạt khí cung cấp đủ ôxy cho tôm trong ao.
Nước cấp lấy từ ao lắng và được khử trùng bằng Chlorine 5 – 7 ppm và diệt tạp bằng Saponine (10 – 15 kg/1.000 m3), mực nước nên duy trì 1,2 – 1,4 m.
Thả giống có nguồn gốc rõ ràng, cỡ giống từ Pl12 trở lên; và được kiểm dịch loại bỏ tôm ủ bệnh. Nên thả tôm mật độ vừa phải (tôm thẻ chân trắng 40 – 60 con/m2 và tôm sú 15 – 20 con/m2), không nên thả nuôi mật độ quá dày.
Quản lý chăm sóc tôm hiệu quả
Cho tôm ăn đúng chủng loại thức ăn đối với từng giai đoạn phát triển; cho ăn đúng các cữ trong ngày và căn cứ vào sức ăn của tôm trong nhá vó để điều chỉnh liều lượng thức ăn, tránh dư thừa. Quản lý và khống chế tảo tốt, ổn định pH và độ kiềm trong nước ao bằng mật mía; chế phẩm sinh học định kỳ (7 – 10 ngày/lần), việc loại bỏ chất thải trong ao phải thực hiện thường xuyên bằng xiphông đáy định kỳ (2 – 3 ngày/lần).
Để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi, cần bổ sung vào thức ăn Vitamin C và khoáng chất; thuốc bổ gan (liều lượng ghi trên bao bì) trong suốt quá trình nuôi. Đồng thời, tăng cường quạt khí để cung cấp đủ ôxy cho ao nuôi; giúp tôm khỏe và chuyển hóa được các loại khí độc trong ao.
Trộn men vi sinh vào thức ăn, đây là hình thức đưa vào hệ thống tiêu hóa của tôm các vi sinh vật có lợi và men tiêu hóa ngoại bào. Các vi khuẩn này sẽ ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh cho tôm; giúp tôm khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và tăng trưởng nhanh.
Kiểm tra thường xuyên số lượng vi khuẩn trong nước; và trong cơ thể tôm theo định kỳ bằng cách thu mẫu nước và tôm đi xét nghiệm ở các trạm kiểm dịch; xử lý ao nuôi theo kết quả phân tích và khuyến cáo của nhà chuyên môn.
Trị bệnh cho tôm
Khi tôm bị bệnh, cần giảm 30 – 50% lượng thức ăn hoặc ngưng cho ăn hoàn toàn; tăng cường quạt khí hết công suất.
Dùng hóa chất (Chlorine, BKC, MIZUPHOR…); liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì để khử trùng nước; sau đó bón chế phẩm sinh học để phục hồi hệ vi sinh trong ao.
Dùng thuốc kháng sinh Cotrim và Metionin điều trị 1 tuần. Ba ngày đầu dùng Cotrim + Metioninn = 3 + 2 (viên/1 kg thức ăn), cho ăn 2 lần/ngày. Từ ngày thứ 4 trở đi giảm còn 2 Cotrim + 2 Metionin (viên/1 kg thức ăn); và có thể tăng dần lượng thức ăn khi tôm khỏe trở lại. Sau khi sử dụng hết kháng sinh, cần trộn men vi sinh vào thức ăn với liều lượng gấp 1,5 – 2 lần so với bình thường; để phát triển hệ vi khuẩn có lợi trong ruột tôm, giúp tôm tiêu hóa tốt.
>> Đối với người nuôi tôm, đặc biệt nuôi tôm công nghiệp thì phải xác định đúng bệnh phân trắng, phát hiện sớm để kịp thời điều trị. Không nên hoảng sợ và thu hoạch sớm làm giảm năng suất tôm nuôi.