Thịt dúi được xem là một trong những đặc sản khét tiếng của vùng núi rừng Tây Bắc nước ta. Hương vị thơm ngon, thịt chắc, bùi, giá trị dinh dưỡng cao khiến thịt dúi càng được thị trường ưa chuộng nhiều hơn. Rất nhiều hộ gia đình cũng vì thế mà đã xây dựng chuồng trại chăn nuôi dúi thịt. Tuy nhiên đây và một loại vật còn nhiều đặc tính hoang dã và chưa có nhiều người nuôi, nên rất khó để chủ nuôi có thể hiểu hết được những đặc tính, các bệnh của dúi cũng như cách phòng tránh bệnh cho dúi. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con tường tận cách phòng bệnh hiệu quả cho dúi, bà con tham khảo nhé!
Mục lục
Một số đặc tính của dúi
Dúi (chuột nứa) được xếp vào loại thức ăn đặc sản, thịt ngon, mát, giàu đạm. Con dúi dễ nuôi, chủ yếu ăn đêm ngủ ngày nên không tốn nhiều thời gian chăm sóc, thức ăn dễ tìm như cây, cỏ và rau, củ các loại. Dúi là loài động vật gặm nhấm nên thức ăn chủ yếu là ngô, mía, lá tre, thân cỏ. Trong tự nhiên, dúi ăn chủ yếu rễ tre và măng tre. Ngoài ra, dúi còn ăn các loại hạt, củ, quả, thân cây mía.
Không nên cho dúi ăn tinh bột, vì ăn tinh bột mỡ nhiều sẽ làm cho thịt dúi mất hết vị, thịt không còn ngon và dúi sẽ mập ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Khi nuôi thức ăn gồm cây họ nhà tre (măng bát độ, tre, trúc, bương) không ăn lá, cây họ nhà mía (cỏ voi, các loại mía) nó chỉ ăn phần thân cứng không ăn lá (đây là hai loại thức ăn hàng ngày bắt buộc phải có khi nuôi Dúi) và nó ăn một số loại thức ăn khác như củ khoai lang, củ sắn, ngô.
Điều đặc biệt nhất của dúi là phân y như mùn cưa nên không có mùi hôi tanh. Đặc tính của con dúi là sống trong bóng tối. Chúng không thích để ánh mặt trời lọt vào. Dúi nuôi càng lâu thì thịt sẽ săn chắc và thơm ngon. Dúi có trọng lượng từ 3-5g là có thể bắt đầu nuôi giống. Nuôi trong vòng 6 tháng là có thể xuất bán thương phẩm với trọng lượng từ 1-1,5 kg. Dúi thương phẩm nuôi khoảng 6-8 tháng có thể xuất chuồng. Trọng lượng 2–3 kg/con.
Các bệnh thường gặp ở dúi nuôi
Tiêu chảy
Nguyên nhân do dúi ăn lại thức ăn cũ, bị lên men. Nhất là mía, vì trong mía có hàm lượng đường, để lâu dễ lên men. Rất có thể cũng do dúi uống nước bẩn, lẫn tạp chất. Bà con nên thường xuyên dọn thức ăn thừa mỗi ngày. Căn lượng thức ăn vừa đủ để dúi ăn hết. Nên cho thức ăn đêm nhiều hơn ngày vì thói quen của dúi là ăn đêm.
Khi phát hiện dúi bị bệnh tiêu chảy, sử dụng thuốc trị tiêu chảy dung cho người nhưng với lượng thuốc bằng ¼- 1/5 so với người, trộn vào thức ăn cho dúi ăn.
Đau mắt
Dúi thường chỉ quen ánh sáng tán xạ. Vậy nên với điều kiện ánh sáng trực diện hoặc chuồng trại quá nhiều ánh sáng sẽ khiến dúi bị đau mắt. Vì thế bà con nên che chắn chuồng trại tránh để ánh sáng chiếu trực tiếp vào chuồng. Khi phát hiện dúi bị đau mắt, sử dụng ống tiêm bơm nước muối loãng hoặc thuốc nhỏ mắt của người xịt vào mắt dúi sẽ khỏi bệnh.
Ký sinh tấn công
Giống như các loại gia súc khác như chó, mèo… dúi cũng dễ bị các giống ký sinh tấn công như bọ chét, rận, rệp… Vì thế khi nuôi cần lưu ý khử trùng chuồng trại bằng thuốc xịt thông dụng.
Chúc bà con thành công!!!