Giá vàng trong nước tăng lên đang là điều làm cho người tiêu cảm thấy e dè khi mua để để đầu tư, theo số liệu 2findx cho thấy rõ thị trường vàng trong nước có lúc cao hơn trên thế giới gần 9,6 triệu đồng, đây được xem là con số cao nhất từ trước đến nay. Chính vì lý do này, mà các chuyên gia hàng đầu lĩnh vực đầu tư khuyên rằng, do sự khác biệt giữa hai thị trường rất lớn, không nên mua vàng vào thời điểm này, bởi rất khó sinh lời, thậm chí tỷ lệ rủi ro khá cao. Giá vàng hiện tại đang giao dịch ở mức 57- 58 triệu đồng/lượng, được xem là khá cao nên 2findx khuyên các nhà đầu tư nên cân nhắc về việc mua vàng trong thời điểm dịch bệnh, thị trường lên xuống khá thất thường.
Mục lục
Thời điểm dịch bệnh tuy không giao dịch nhưng giá vàng vẫn tăng cao
Trong một số phiên gần đây, giá vàng thế giới tăng mạnh kéo theo giá vàng trong nước cũng tăng theo. So với cùng thời điểm của tuần trước. Giá vàng thế giới đã tăng tới 35 USD/ounce. Hiện đang giao dịch quanh mức 1.787 USD/ounce. Còn giá vàng trong nước cũng tăng từ 400.000-600.000 đồng mỗi lượng. Hiện đang giao dịch quanh mức 57,80 triệu đồng/lượng.
Các chuyên gia cho biết dù giá vàng trong nước vẫn đang biến động theo. Nhưng lại cao hơn thế giới tới từ 8,59-9,58 triệu đồng mỗi lượng. Điển hình trong ngày 10-12/10, giá vàng thế giới quy đổi theo tỷ giá Vietcombank tương đương 48,37-48,52 triệu đồng/lượng. Thấp hơn giá vàng SJC tới 9,58 triệu đồng mỗi lượng.
Đầu ngày 24/10 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới ở mức 1.792 – 1.793 USD/ounce, tăng 5 USD mỗi ounce. Trong 24 giờ giao dịch trước khi chốt phiên cuối tuần. Giá vàng thế giới thấp nhất là 1.781 USD/ounce và cao nhất 1.814 USD/ounce. Dữ liệu thống kê từ Kitco cho thấy, giá kim loại quý này trong 30 ngày gần nhất tăng 1,35%. Tương ứng mỗi ounce thêm 24,1 USD.
Theo giới phân tích, vàng tăng giá nhờ sự suy yếu của đồng USD. Nhóm hàng năng lượng như dầu thô, than đá, khí đốt… Tăng nóng gần đây khiến giới đầu tư tài chính suy đoán, lạm phát toàn cầu sẽ đi lên. Có thể làm cho nhiều đồng tiền mạnh suy yếu, trong đó có USD.
Vàng tăng giá từ các mối đe dọa lạm phát
Bên cạnh đó, mối đe dọa từ lạm phát cũng kích thích nhà đầu tư trú ẩn vốn vào kim loại quý. Đa số các chuyên gia đều cho rằng giá vàng có thể tiếp tục tăng nhiệt do được hỗ trợ bởi những lo ngại về lạm phát. Trong nước, khép phiên giao dịch cuối tuần. Giá vàng JSC được Doji niêm yết ở mức 57,5 – 58,22 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra) tại Hà Nội và 57,5 – 58,2 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra) tại TP.HCM. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC mua vào với giá 57,55 triệu đồng/lượng. Bán ra 58,25 triệu đồng/lượng, tăng 150.000 đồng so với phiên liền trước. Tuần tới, các nhà phân tích hy vọng giá vàng sẽ kiểm tra mức kháng cự ở 1.830 USD/ounce.
Ông Chintan Karnani, Giám đốc Nghiên cứu của Công ty Tư vấn kinh doanh Insignia Consultants (Ấn Độ) nhận định. Giá vàng vẫn đang được hỗ trợ bởi những lo ngại về lạm phát. Tuy vậy, vẫn có một số ý kiến cho rằng thị trường vàng sẽ không thu hút được lượng vốn lớn cho đến khi ngưỡng kháng cự 1.835 USD bị phá vỡ. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Khiến giá vàng khó bứt phá trong ngắn hạn.
Lý do giá vàng trong nước luôn cao hơn thế giới
Lý giải thực trạng trên, ông Huỳnh Trung Khánh, cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam, Singapore và Indonesia, kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng (VGTA) chia sẻ. Vàng là hàng hóa doanh nghiệp trong nước không tự sản xuất được nên phải nhập khẩu. Bởi vậy, giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới do chịu thêm các chi phí khác như phí vận tải, bảo hiểm…
Ông Khánh cho biết thêm từ năm 2012 đến nay, theo Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước không cấm nhập vàng nguyên liệu nhưng Ngân hàng Nhà nước quản lý, khi nào cần thiết mới nhập để chế tác nữ trang. Việc này nhằm kiểm soát nhập khẩu vàng, tránh tình trạng “vàng hóa” trong nền kinh tế.
Theo nhận định của các chuyên gia, một phần nguyên liệu chế tác vàng nữ trang trong nước nhiều năm nay có thể được nhập lậu qua đường biên giới. Nhưng dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trong hơn một năm trở lại đây, các đường biên giới được kiểm soát chặt khiến việc nhập lậu trở nên khó khăn, nguồn vàng nhập lậu vì thế có khả năng giảm.
Ngoài việc không được nhập khẩu, hay bị siết vàng lậu, chênh lệch tỷ giá… hiện tượng người dân hạn chế bán vàng ra cũng phần nào khiến nguồn cung trên thị trường thiếu hụt. Bởi trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, nhiều người có thể sẽ chọn vàng làm kênh trú ẩn an toàn. Theo đó, lượng người đang cất giữ và chưa muốn bán vàng ra cũng không hề nhỏ.