Sâu đục thân cây ngô (Ostrinia nubilalis) là một trong những loại bệnh gây hại nguy hiểm nhất đối với cây ngô hiện nay. Theo như những thống kê thì chúng thường gây hại khá nặng tỷ lệ cây bị hại có khi lên đến 80-90% và rất phổ biến. Hiện tại đây là đối tượng đang gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác phòng trừ của bà con nông dân trồng ngô trên khắp cả nước. Để giúp bà con nhận biết và phòng trừ sâu đục thân ngô dễ dàng người, 2findx.com đã tổng hợp những thông tin ấy trong bài viết dưới đây, mời bà con tham khảo.
Mục lục
Triệu chứng gây hại của sâu đục thân cây ngô
Chúng là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng bắp của nước ta. Sâu non tuổi nhỏ đục nõn ngô. Khi lá nở ra tạo thành một hàng lỗ thủng trên phiến lá. Sâu lớn tuổi đục vào thân cây. Lỗ sâu đục có phân như mùn cưa đùn ra ngoài. Thân cây bị đục rỗng, rất dễ gãy gục. Khi cây có bắp, sâu đục vào trong bắp, ăn hạt và lõi ngô.
Ngòai bắp chúng còn gây hại trên nhiều lọai cây trồng khác. Như cao lương, kê, bông, đay, cà và một số lọai thức ăn gia súc thuộc họ hòa thảo… Ở các tỉnh phía Nam sâu phá hại quanh năm. Nhưng thường tập trung hại nặng vào các tháng 4 – 5 và 7 – 8. Tỷ lệ cây bị hai có khi lên đến tám, chín chục phần trăm. Cá biệt đến 100%. Điều này gây thất thu rất lớn cho người trồng. Có người đã xếp sâu đục thân là loại sâu nguy hiểm nhất đối với cây bắp.
Đặc điểm hình thái
Con trưởng thành cái dài khoảng 13 – 15 mm. Sải cánh rộng khoảng 30 – 35 mm. Cánh trước màu vàng nhạt. Con trưởng thành đực nhỏ hơn, màu nâu đến nâu vàng. Chúng họat động về đêm. Ban ngày thường ẩn nấp trong bẹ lá hay trong nõn lá non. Con cái đẻ trứng thành từng ổ ở mặt sau của những lá bánh tẻ gần gân chính. Mỗi ổ có vài chục trứng. Đôi khi lên đến trên một trăm trứng. Một con cái có thể đẻ 300 – 500 trứng. Đôi khi lên đến trên 1.000 trứng. Khi mới đẻ trứng có màu trắng sữa.
Sau khi đẻ khoảng trên dưới một tuần lễ (tùy theo mùa vụ trong năm) thì trứng nở. Trứng thường nở vào buổi sáng. Khi còn nhỏ sâu non cắn nõn lá bắp hay cuống hoa đực. Khi lá mở ra sẽ thấy trên lá có những lỗ thủng thẳng hàng nhau. Nếu bị hại nặng có thể làm rách lá. Khi lớn sâu đục vào thân cây hay trái bắp, làm cho cây suy yếu, còi cọc. Nếu gặp gió to cây có thể bị gẫy ngang thân. Cây bắp bị sâu hại sẽ kém phát triển, hạt bị lép, làm giảm năng suất và chất lương hạt.
Sâu non có 5 tuổi. Khi đẫy sức (sâu dài khỏang 22 – 28 mm) sâu hóa nhộng ở ngay đường đục trong thân cây hoặc trong bẹ lá, lõi bắp, lá bao. Vòng đời trung bình 35 – 40 ngày, trong đó thời gian trứng 5 – 6 ngày. Sâu con 20 – 25 ngày. Nhộng 7 – 10 ngày, bướm đẻ trứng 1 – 2 ngày. Sâu đục thân ngô ưa thích nhiệt độ tương đối cao, khoảng 25 – 30 0C, ẩm độ trên 80 %. Sâu thường phá hại khi cây ngô đã lớn. Từ khi có loa kèn, nhất là từ khi trổ cờ trở đi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mật độ sâu
– Điều kiện thời tiết
+ Nhiệt độ thích hợp cho sâu sinh trưởng và phát triển là từ 15 – 32ºC.
+ Ẩm độ: Sâu sinh trưởng và phát triển ở điều kiện ẩm độ cao, vì ẩm độ ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ nở của trứng và sâu. Ẩm độ thích hợp từ 95 – 100%.
– Nguồn thức ăn
+ Sâu tuổi 1 và 2 thích ăn những phần non, mềm, nhiều nước như hoa đực lúc chưa nở, phần lá bên trong nõn hay râu bắp non.
+ Sâu từ tuổi 3 trở đi: thích những bộ phận ít nước nhưng nhiều đường như lóng thân cây ngô lúc trỗ cờ, lõi bắp và hạt bắp non.
– Thiên địch: Trong tự nhiên sâu thường bị một số loài ong và ruồi ký sinh làm giảm mật độ rất nhiều.
Biện pháp phòng trừ sâu đục thân cây ngô
– Không nên gieo trồng bắp (hoặc kê, cao lương…và một số lọai cây là ký chủ phụ khác của sâu) liên tục năm này qua năm khác. Nên luân canh với cây lúa nước hoặc trồng ngô xen đậu tương (đậu nành) có thể phát huy tác dụng của thiên địch.
– Dựa vào tình hình thực tế, ở những khu vực thường xuyên bị sâu hại nặng. Nên lựa chọn những giống có khả năng chống chịu tốt, kháng hoặc ít bị nhiễm sâu đục thân.
– Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch
– Về thuốc có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Vibasu 10 H, Vicarp 4 H, Vifurasn 3G, Padan 95SP; Binhdan 95WP; Regent 5SC… . Để thuốc có hiệu quả diệt sâu cao cần phải đọc kỹ hướng dẫn cách sử dụng thuốc của nhà sản xuất có in sẵn trên bao bì.
– Trong tương lai việc sử dụng ong mắt đỏ là hướng phòng trừ đem lại hiệu quả cao.