Không ít người chọn cây xô thơm làm cây chính trong trồng trọt. Đơn giản vì việc trồng cây này không quá khó. Bên cạnh đó công dụng mà cây xô thơm mang đến cho con người là rất nhiều. Vì thế nên nhu cầu mua cây xô thơm cũng tăng lên đáng kể. Đáp ứng nhu cầu gia tăng của người dùng, các nhà trồng trọt tìm cách tăng hiệu quả trồng cây xô thơm. Bà con đã biết cách làm thế nào để trồng cây xô thơm hiệu quả nhất chưa? Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ qua, bà con dành chút thời gian tham khảo nhé.
Mục lục
Giới thiệu về cây xô thơm
Cây xô thơm là một loại cây gia vị chứa nhiều tinh dầu, thành phần chủ yếu gồm xeton; a-Thujone, và ß-Thujone. Ngoài ra, lá cây xô thơm có chứa nhiều hợp chất khác như cineol, borneol, acid tannic; chất có vị cay như cornsole và axit cornsolic; fumaric, chlorogenic, caffeic và axit nicotinic; nicotinamide; flavon; glycosides flavone và các chất estrogen. Nhìn chung, các hợp chất có tính chống nấm, chống nhiễm khuẩn và dị ứng.
Công dụng của cây xô thơm
– Xô thơm (sage) giúp cải thiện sự tập trung, kích thích sự hoạt động của các giác quan.
– Các nghiên cứu cho thấy nó có tác dụng làm co giãn mạch máu, giúp tránh khỏi các bệnh về tim mạch.
– Sage chứa vitamin A và nồng độ beta-carotene có lợi cho cơ thể. Cứ 100g xô thơm khô cung cấp 5900 IU. Vitamin A là một chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh mẽ và rất cần thiết cho mắt. Nó cũng cần thiết để duy trì làn da khỏe mạnh. Sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên giàu vitamin A sẽ giúp cơ thể bảo vệ chống lại bệnh ung thư phổi.
– Lá xô thơm tươi giàu vitamin C – chống oxy hóa. Vitamin C giúp trong quá trình tổng hợp cấu trúc protein như collagen, duy trì tính toàn vẹn của mạch máu, da, nội tạng, và xương. Thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin C giúp tránh khỏi bệnh còi, tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân truyền nhiễm và các chất độc hại.
– Lá xô thơm tươi hoặc khô là nguồn phong phú các khoáng chất như kali, kẽm, canxi, sắt, mangan, đồng, và magiê. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và các chất trong cơ thể, giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp. Mangan được sử dụng như các enzyme chống oxy hóa.
Cách lựa chọn và bảo quản ra sao?
– Lá xô thơm tươi giúp tạo món ăn có vị thơm hơn lá xô thơm khô.
– Lá xô thơm được thu hoạch trước khi ra hoa.
– Bảo quản lá xô thơm tươi trong túi nhựa đặt trong tủ lạnh. Xô thơm khô nên được giữ trong một bịch kín hơi và đặt ở nơi thoáng mát, khô ráo và tối, có thể giữ được trong vài tháng.
Cách trồng cây
Thời gian gieo trồng
Cây xô thơm được thường được gieo hạt vào đầu mùa xuân và đầu mùa thu. Trước khi gieo hạt cần đặc biệt lựa chọn mua hạt giống đảm đảm tỷ lệ lên mầm cao.
– Vùng khí hậu lạnh, vùng khí hậu ôn hòa: Tháng 9- tháng 11
– Vùng khí hậu ôn hòa, vùng khí hậu nóng: Quanh năm.
Điều kiện sinh trưởng
Ánh nắng: Để cây khỏe mạnh, hãy cung cấp cho cây xô thơm vị trí ấm áp và đầy đủ ánh nắng mặt trời.
Đất trồng: Cây xô thơm sinh trưởng phát triển tốt trên đất sét, đất giàu nito. Thích hợp với đất có độ ph từ 6 – 6.5. Nếu bạn sử dụng đất sét thì hãy trộn đất sét với cát và các chất hữu cơ ( Giúp đất có nhiều dinh dưỡng và thoát nước tốt.). Ngoài ra bạn có thể xử dụng các loại đất phù sa, đất thịt … miễn sao có thể thoát nước tốt.
Kỹ thuật trồng
– Có thể ghép cây khi cây lớn khoảng 45cm. Khi bụi cây vượt quá đường kính 7cm nên tách cây ra.
– Sage phát triển tốt nhất trong đất sét giàu nitơ.
– Cây xô thơm trưởng thành cao từ 60-90cm.
– Xô thơm phát triển trong phạm vi PH từ 5.6 (axit)-7.8 (hơi kiềm) và phát triển tốt nhất trong phạm vi PH 6-6.5.
– Nhu cầu về nước tưới của xô thơm là trung bình.
Cảm ơn bà con đã xem qua bài viết. Chúc bà con thành công với những kỹ thuật này. Xem thêm kỹ thuật trồng trọt tại đây.