Đến mùa ra hoa kết trái, cây táo cần có những biện pháp chăm sóc phù hợp. Nếu không, trường hợp táo bị rụng trái rất dễ xảy ra. Cuống táo nhỏ, khô lại dần khi trái chín, vì thế rất dễ rụng. Trồng táo mà để rụng trái thì ảnh hưởng không hề nhỏ đến hiệu quả trồng trọt. Vì thế người trồng trọt cần biết cách sớm khắc phục tình trạng này. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cách khắc phục táo bị rụng trái đơn giản nhất. Hãy xem qua và sớm áp dụng khi cần nhé.
Mục lục
Lí do táo bị rụng quả và cách khắc phục tương ứng
Táo là một cây ăn quả dễ trồng, dễ chăm sóc; nhanh cho thu hoạch và được bà con trồng phổ biến ở nhiều vùng miền tại Việt Nam. Tuy nhiên ở thời kỳ ra hoa đậu quả non cây táo thường bị nhiều loại sâu bệnh; từ đó gây hại dẫn đến ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng quả sau thu hoạch; nhất là ở thời kỳ quả non táo thường bị rụng quả non; bị thối quả do nấm và vi khuẩn gây hại: bệnh nấm phấn trắng; bệnh sương mai gây thối nhũn vàng quả, bệnh nấm hồng…
Hiện tượng quả táo bị mềm và rụng trước khi chín do nhiều nguyên nhân: Táo bị bệnh nấm hoặc do côn trùng tấn công vào quả trước khi chín sau đó nấm bệnh xâm nhập.
Do bệnh
Nếu quả do nấm tấn công (táo bị bệnh): Trên quả táo bệnh sẽ có lớp mốc xám hoặc xám bao phủ và làm táo thối trước khi chín. Nguyên nhân do nấm Botrytis hoặc nấm Phytophthora xâm nhập. Người trồng cần kiểm tra và phát hiện sớm vết bệnh khi quả mới bị nham nhám vết thâm. Sử dụng một trong các loại thuốc: Mancozeb, Rhidomil hoặc Aliette để phun trừ và tuân thủ thời gian cách ly cho mỗi loại thuốc. Tốt nhất khi gặp thời tiết ẩm ướt (mưa hoặc sương ban đêm) nên phun thuốc Aliette phòng bệnh cho vườn táo sẽ có hiệu quả cao hơn.
Ngoài ra ở thời kỳ ra hoa đậu quả việc sử dụng phân bón qua lá không phù hợp với sức sinh trưởng của cây dẫn đến hiện tượng sốc dinh dưỡng, cây sẽ phản ứng bằng cách đẩy quả(rụng quả non).
Do các tác nhân khác
Nếu táo bị mềm là do côn trùng gây hại thì chủ yếu là sâu hoặc ruồi đục quả. Loài sâu gây hại có trưởng thành là loài bướm nhỏ hoạt động vào ban đêm thường đẻ trứng rời rạc ở gần cuống quả táo non. Sâu non nở ra có thân màu hồng, đầu nhỏ màu nâu, đục vào trong quả để ăn và làm thối quả khi gần chín. Tốt nhất phun thuốc diệt khi mật độ sâu cao lúc quả táo còn non sau đó phun lại lần nữa nếu thấy vẫn còn sâu. Nếu táo bị ruồi tấn công thì khi táo rụng bửa ra sẽ có nhiều dòi bên trong. Nguyên nhân là do ruồi trưởng thành dùng máng đẻ trứng xiên vào trong da quả táo khi táo gần chín để đẻ.
Trứng nở thành dòi làm hư hỏng quả. Các vết chích còn là nơi để nấm bệnh xâm nhập vào quả tiếp theo cũng làm quả táo bị thối hỏng rất nhanh. Trong trường hợp này người trồng táo nên áp dụng biện pháp treo bả dẫn dụ; từ đó để diệt trưởng thành trong vườn táo khi quả gần chín. Có thể dùng bả protein (Flykil 95 EC); hoặc thuốc dẫn dụ ruồi đực Ruvacon sẽ cho hiệu quả cao hơn phun thuốc, táo quả lại an toàn. Nếu không có bả sinh học người trồng táo có thể đào hố dưới đất dùng ổi chín; hoặc dứa chín hay táo chín vứt xuống hố thu hút ruồi tập trung rồi phun thuốc diệt trừ. Không nên để vườn táo chín quá rồi mới thu hoạch.
Chú ý điều gì?
Thời điểm táo bắt đầu báo chín người trồng cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để táo quả vừa cứng chắc lại ngon ngọt và báo mã đẹp hơn. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp quả táo ít bị sâu bệnh gây hại, hư hỏng trước và sau khi chín. Có thể bón phân kali + siêu vi lượng bằng cách cuốc đất sâu 20cm quanh tán rồi rắc phân bón, lấp đất và tưới ẩm.
Cảm ơn bà con đã xem qua bài viết. Chúc bà con thành công với những kỹ thuật này. Xem thêm kỹ thuật trồng trọt tại đây.