Mướp đắng là một loại quả không chỉ là thực phẩm để làm ra những món ăn ngon tốt cho sức khỏe mà mướp đắng còn dùng để làm thuốc nên nhiều người dân trồng đã lựa chọn mướp đắng loại rau mang đến hiệu quả kinh tế cao. Mướp đắng thuộc giống dây leo giống như bầu bí, những loại bệnh thường xuất hiện cũng khá giống với những giống rau có dây leo khác. Mướp đắng thường mắc một số bệnh về quả, như ruồi đục trái, quả non rụng sớm, đốm phấn, bệnh về lá như thán thư….Chúng tôi sẽ bật mí cho bạn những biện pháp phòng ngừa sâu bệnh trên cây mướp đắng đạt hiệu quả cao nhất, tiêu diệt triệt hết những loại sâu bệnh để vườn rau đạt được năng suất cao nhất.
Mục lục
Mướp đắng là gì?
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, là cây rau phổ biến được trồng từ miền Bắc tới miền Nam nước ta. Mướp đắng có thể trồng ở quy mô hộ gia đình hay quy mô sản xuất lớn. Dù trồng trên quy mô nào thì vấn đề sâu bệnh ở mướp đắng đều được người trồng rất quan tâm. Bởi vì, khi cây mướp đắng bị sâu bệnh tấn công chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tới năng suất. Vì vậy, để bảo vệ được thành quả lao động cũng như hiệu quả kinh tế mùa vụ của mình. Bà con nên chủ động trang bị kiến thức nhận diện cũng như các cách xử lý. Khi gặp sâu bệnh hại tấn công cây mướp đắng
Những loại sâu bệnh trên cây mướp đắng
Trên cây mướp đắng xuất hiện rất nhiều loại sâu bệnh gây hại. Trong số đó phải kể đến những loại sâu, bệnh gây hại chính và nguy hiểm cho mướp đắng là ruồi đục trái, rầy mềm, thán thư, đốm phấn, héo vàng. Sau đây, hãy cùng kỹ sư của chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết từng loại sâu bệnh nhé
Bệnh ruồi đục trái trên cây mướp đắng
- Đặc điểm hình thái: Ruồi đục trái có hình dạng giống ruồi đục trái cây ăn quả nhỏ hơn ruồi nhà và chỉ gây hại trên cây họ bầu bí. Ruồi có cơ thể màu nâu vàng nhạt, xen lẫn các kẻ ngang màu đen. Nhìn con trưởng thành khá giống với ong. Ruồi thường đẻ trứng đơn lẻ trên lá hoặc trái mướp
- Khả năng gây hại: Ruồi đục quả dùng máng đẻ trứng châm tạo thành lỗ trên lá. Hoặc trái mướp sau đó đẻ trứng vào đó. Sau 2-3 ngày trứng nở thành dòi màu trắng ngà đục bên trong lá hoặc trái thành các đường ngoằn ngoèo. Các trái bị ruồi tấn công sẽ nhanh chóng thối vàng và rụng sớm
Cây mướp đắng mắc bệnh rầy mềm
- Đặc điểm nhận dạng: Rầy mềm hay còn gọi là rầy nhớt. Rệp mềm có cơ thể hình trái lê, màu vàng nhạt hoặc trắng, đen. Chúng có kích thước rất nhỏ, sống tập trung thành đám ở phần non của cây
- Khả năng gây hại: Rầy non và rầy trưởng thành đều chích hút cây làm cho ngọn khổ qua bị chùn, ngắn kém phát triển. Các dây mướp đắng bị rầy tấn công nhiều thường ra ít quả hoặc quả nhỏ, năng suất kém. Ngoài ra, rầy còn là trung gian truyền bệnh khảm vàng nguy hiểm với các cây họ bầu bí
Bệnh thán thư trên cây mướp đắng
Tác nhân gây bệnh do nấm Colletotrichum sp. gây ra
Biểu hiện, tác hại
- Bệnh xuất hiện và gây hại trên tất cả các bộ phận của cây mướp đắng
- Trên lá khổ qua già: bệnh ban đầu là các điểm tròn màu vàng nhật. Sau đó chuyển nâu với các đường đồng tâm
- Trên thân cây khổ qua: vết bệnh xuất hiện lõm màu vàng sau chuyển thành màu đen. Phía trên các vết này xuất hiện lớp phấn dày màu hồng. Khi thời tiết khô các vết này bị nứt ở giữa. Nếu trời mưa ẩm chúng sẽ tạo thành vết thối.
- Trên trái mướp đắng vết bệnh là những đốm tròn màu nâu đen, có vòng. Xung quanh có quầng vàng nâu, giữa vết bệnh nứt ra tạo thành lớp phấn màu hồng. Bệnh thán thư tồn tại trên tàn dư cây bệnh, hạt giống rồi lưu truyền sang vụ sau
Mướp đắng xuất hiện bệnh đốm phấn
- Nguyên nhân do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra
- Triệu chứng, tác hại: Bệnh xuất hiện và gây hại chủ yếu cho lá mướp đắng. Ban đầu vết bệnh là những chấm nhỏ màu tái xanh sau chuyển sang màu vàng. Các đốm này lớn dần lên tạo thành các hình góc cạnh. Bệnh gây hại nặng làm năng suất và chất lượng trái mướp đắng giảm
Những cách phòng bệnh trên cây mướp đắng
Để giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh trên cây mướp đắng gây ra, bà con hãy áp dụng các biện pháp sau:
- Trồng luân canh cây mướp đắng với các cây trồng khác họ
- Làm đất kỹ trước khi gieo hạt
- Chọn giống sạch bệnh hoặc xử lý hạt trước khi gieo
- Dùng các bẫy bả màu vàng treo trên ruộng để bẫy ruồi vàng đục trái mướp đắng
- Dọn sạch cỏ dại trên luống để sâu không có nơi cư trú và ruộng thông thoáng, giảm nhiễm bệnh cho cây mướp đắng
- Khi cần dùng thuốc BVTV và con tham khảo một số thuốc sau đây: thuốc trừ ruồi đục trái, rệp: Sherpa, Karate, Cyper-alpha, Cyperan; thuốc trừ thán thư, đốm phấn: Copper-zinc, Zin 80WP, Benlate-C 50 WP hoặc Ridomil 25WP…
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi chúc mọi người sẽ có những vườn rau mướp đắng xanh tốt, mua màng bội thu.