Sâu khoang người dân địa phương với cái tên là sâu ăn tạp. Từ cái tên cũng nói lên sở thích ăn uống của nó rồi, bất cứ loại cây trồng nào nó cũng đều ăn được. Mỗi lần chúng tấn công không phải chỉ có một con mà có hàng trăm hàng nghìn con cùng làm việc cây trồng lúc nên hậu quả để lại rất nghiêm trọng và thậm chí là mùa vụ đó nông dân có thể mất trắng. Bởi lẽ, chúng phá lá, gặm vỏ quả,… chỉ sau vài giờ là cả ruộng sẽ tiêu điều ngay. Đặc biệt là đối với cây khoai môn thì càng dữ dội hơn nữa. Do đó, bà con cần có biện pháp phòng và trị bệnh sâu khoang khoai môn để tránh thiệt hại nặng nề.
Mục lục
Triệu chứng gây hại của bệnh sâu khoang khoai môn
- Tên khoa học: Spodoptera litura
- Ở giai đoạn ấu trùng, sâu khoang khoai môn thường tập trung lại một chỗ về sau chúng sẽ tỏa ra và ăn lá. Ban đâu chúng tấn công phần thịt lá tạo thành các vết sọc trên lá, về sau chúng ăn cả gân lá và cuốn lá khoai môn
- Sâu khoang khoai môn già thường ăn lá khoai môn về đêm, chúng có thể ăn một lượng lớn lá chỉ trong vòng một đêm, do đó thiệt hại gây ra là rất lớn
Hình thái và đặc điểm sinh học sâu khoang khoai môn
- Sâu khoang khoai môn non có chiều dài từ 2-10 mm. Sâu có màu xanh xám và trở nên xanh đen hoặc nâu khi chúng trưởng thành hoàn toàn
- Trên thân sâu khoang khoai môn có các sọc màu vàng sáng chạy dọc từ đầu đến cuối thân.
- Con ngài sâu khoang khoai môn đẻ khoảng 200-300 trứng, và tạo thành từng cụm trên lá. Trứng ấp từ 4-8 ngày và sau đó phát triển thành ấu trùng có thể bắt đầu gây hại trên lá
Phương pháp phòng và trị bệnh
Dùng các biện pháp canh tác kỹ thuật đúng cách
- Khi mật độ sâu khoang khoai môn ít, nông dân có thể sử dụng tay để ngắt lá hoặc bắt sâu
- Trong trường hợp ruộng bị xâm nhiễm mật độ cao, tiến hành cắt bỏ thân và lá. Thậm chí cả cây, sau đó thu gom lại và tiến hành đốt. Đối với ruộng vụ trước bị nhiễm sâu khoang khoai môn, sau khi thu hoạch tiến hành bỏ hoang khoảng 3 tháng để cắt nguồn thức ăn và vòng đời sâu. Đây là cách đơn giản và hữu hiệu để quản lý sâu khoang khoai môn.
- Cây tía tô cảnh hay còn gọi là cây lá gấm có tác dụng xua đuổi sâu khoang khoai môn. Khi trồng loại cây này bên trong hoặc xung quanh ruộng trồng khoai môn.
- Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học như chế hẩm Bt, nấm xanh, nấm trắng. Thuốc hóa học khuyến cáo là gốc Spinosad.
Dùng bẫy
- Cách làm bẫy chua ngọt như sau. Đầu tiên lấy 400ml giấm cùng 400g đường trộn lẫn với nhau. Sau đó thêm 100ml nước và 100ml rượu trộn đều. Sau đó thêm 1g thuốc trừ sâu loại Regent 800 WG vào và khuấy đều là được.
- Sau khi có bẫy chua ngọt thì bạn tiến hành đặt bẫy như sau. Lấy 1 chai nhựa bỏ đi nhỏ nhỏ chút rồi đục hai lỗ ở đáy chai cách nhau chừng 3 đến 4cm là được. Mỗi chai nhựa bạn cho 1 thìa bả chua ngọt. Sau đó đợi khi lên đèn treo ở đầu lá rau là được.
- Sâu khoang sẽ mau chóng nhận ra mùi chua ngọt giống trái cây đang thối rữa và di chuyển đến rồi hút lấy dịch và trứng độc mà chết. Cứ khoảng 7 ngày bạn làm lại bẫy 1 lần cho đến khi số lượng đã tiêu diệt được 1 lượng lớn.
- Hoặc làm bẫy treo đèn bằng cách treo đèn trên chậu nước có váng nhớt rồi để trong vườn. Khi đêm xuống, trước ánh sáng đèn sâu sẽ bị thu hút đến gần đó. Rồi bị dính cánh mà chết trong chậu nước.