Bệnh Gumboro ở gà là một loại bệnh truyền nhiễm thường gặp và nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của gà. Bệnh này có tính chất lây lan khá nhanh và xảy ra đối với các độ tuổi của gà, cùng tất cả các loại gà. Bệnh Gumboro do một loại virus thuộc họ Binaviridae, là một loại ARN 2 sợi và có sức đề kháng cao so với môi trường bên ngoài. Do đó, người chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp tiêu độc khử trùng chuồng trại để tiêu diệt các mầm bệnh ở ngoài môi trường.
Mục lục
Nguyên nhân gây ra
Do Birnavirus gây ra, đặc trưng bởi sự phá huỷ túi Fabricius. Mầm bệnh có thể sống hàng tháng trong chuồng trại, hàng tuần trong nước uống, thức ăn, phân. Lứa tuổi gà mắc bệnh cao nhất là từ 3 – 6 tuần tuổi; gà nhỏ hơn có thể mắc bệnh ở thể tiềm ẩn, không biểu hiện triệu chứng, nhưng ảnh hưởng rất quan trọng; vì nó làm ức chế miễn dịch, gà dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn khác.
Triệu chứng xuất hiện
– Thời gian nung bệnh từ 2 – 3 ngày, bệnh xảy ra thình lình, gà bệnh suy nhược; ủ rũ, lông xù, đi loạng choạng, tiêu chảy, phân có màu trắng xám; xanh lá cây, có nhiều nước, gà thường quay đầu lại mổ vào hậu môn, hậu môn dính đầy phân; gà bỏ ăn, suy nhược trầm trọng, và có thể chết. Tỉ lệ gà mắc bệnh có thể lên đến 100% .
– Gà bắt đầu chết từ ngày thứ 3 sau khi phát bệnh, tỉ lệ chết tăng nhanh, sau 5 – 7 ngày thì ngưng; những con còn sống sót khỏi bệnh. Tỉ lệ chết thường thấp, nhưng nếu điều kiện chăn nuôi kém; tỉ lệ chết có thể lên đến 30% hoặc cao hơn.
Bệnh tích bệnh Gumboro ở gà
– Cơ ngực và cơ đùi xuất huyết thành từng vệt dài; nơi tiếp xúc giữa dạ dày tuyến và dạ dày cơ bị xuất huyết. Niêm mạc ruột bị tăng tiết dịch. Lách có thể hơi sưng, có những chấm xám nhỏ trên bề mặt
– Bệnh tích điển hình của bệnh tập trung ở túi Fabricius: Ngày thứ ba sau khi nhiễm trùng, túi Fabricius bắt đầu tăng kích thước; thủy thủng và có màu đỏ, bề mặt phủ một lớp gelatin, có thể xuất huyết. Ngày thứ 4, túi Fabricius tăng gấp đôi về kích thước và trọng lượng; sau đó bắt đầu teo dần. Ngày thứ 5 túi Fabricius trở lại kích thước bình thường và bắt đầu teo lại. Ngày thứ 8 có kích thước bằng 1/3 so với bình thường.
Chẩn đoán bệnh Gumboro
Bệnh Gumboro ở gà được chẩn đoán lâm sàng dựa vào đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích. Tuy nhiên cần chẩn đoán phân biệt với bệnh Newcastle ở gà, bệnh IB, bệnh cúm,….
Chẩn đoán phi lâm sàng:
- Bệnh phẩm túi Fabricius, máu và lách của gà nghi mắc bệnh.
- Sử dụng các phương pháp: phản ứng AGP, phản ứng trung hòa, phản ứng ELISA.
- Hiện nay, trong phòng thí nghiệm sử dụng kỹ thuật RT-PCR để chẩn đoán với độ nhậy cao.
- Tại thực địa, trang trại, chợ,… sử dụng kỹ thuật iiPCR để chẩn đoán; sẽ cho kết quả trong vòng 1 – 2 giờ trong khi độ nhậy tương đương với các kỹ thuật PCR tại phòng thí nghiệm.
Phòng bệnh Gumboro ở gà
– Tiêm phòng vaccine cho gà 1 tuần tuổi bằng vacxin Gumboro nhỏ mắt mũi hoặc cho uống; lập lại lần 2 khi gà được 3 tuần tuổi. Gà 3 tháng tuổi chủng lần 3 bằng vacxin nhũ dầu tiêm dưới da liễu 0,3-0,5ml/ con. Cần tiêm phòng cho đàn gà bố mẹ để tạo miễn dịch thụ động cho gà con; trong những ngày đầu mới nở.
– Hiện nay có dùng kháng thể Hanvet KTG phòng trị bệnh Gumboro; Newcastle, Viêm khí quản truyền nhiễm rất hiệu quả. Nhất là với gà hường thịt thì sử dụngHanvet KTG là phương án tối ưu; vì kháng thể có thể phòng bệnh Gumboro cho gà con từ lúc 1 ngày tuổi tiêm với liều 1-2 ml/con; hoặc cho uống với liều gấp đôi và cứ sau 10 -14 ngày lại tiêm nhắc lại một lần kháng thể thì đàn gà thịt không cần dùng đến vacxin. Ngoài ra, kháng thể còn có tác dụng kích thích sinh trưởng; giúp cho con vật mau lớn da hồng lông mượt.
Phương pháp điều trị bệnh Gumboro ở gà
– Dùng kháng thể Hanvet KTG với liều tiêm 1-2 ml/con, liệu trình 2-3 ngày . Thuốc có tác dụng trung hòa, tiêu diệt virus Gumboro chi sau tiêm 3-4 giờ.
– Kết hợp dùng thuốc điện giải, Anti gum cho gà uống thay nước 2-4 ngày (Tỷ lệ điều trị đạt trên 90%)
– Ngoài ra cần thực hiện tốt công tác tiêu độc sát trùng, vệ sinh chuồng trại; để tránh phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh