Bệnh nấm phổi ở vịt là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến đối với các loại gia cầm. Bệnh này được tạo ra do một loại nấm có tên là Aspergilus flavus gây ra qua đường hô hấp. Bệnh nấm phổi ở vịt thường gây chết hàng loạt với tỷ lệ cao, do đó người chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh và trị bệnh một cách tốt nhất ở chuồng trại để ngăn ngừa các bệnh xảy ra đối với vật nuôi của mình. Dưới đây là những kiến thức về bệnh nấm phổi ở vịt mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc.
Mục lục
Nguyên nhân và biểu hiện
Bệnh nấm phổi là bệnh do nấm Aspergilus flavus gây ra qua đường hô hấp; bệnh thường xuất hiện ở vịt con, gây chết hàng loạt, tỷ lệ chết có thể lên đến hơn 50%, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất.
Vào các tháng mùa mưa, độ ẩm không khí tăng cao; chuồng trại thường xuyên bị ngập nước là môi trường thuận lợi cho bệnh nấm phổi phát sinh trên vịt. Bệnh nấm phổi là bệnh do nấm Aspergilus flavus gây ra qua đường hô hấp, bệnh thường xuất hiện ở vịt con, gây chết hàng loạt (tỷ lệ chết có thể lên đến hơn 50%) ảnh hưởng rất lớn đến năng suất.
Vịt nhiễm bệnh nấm phổi thường kén ăn, thở khó và nhanh, chảy mũi, thân nhiệt tăng, vịt bị bơ phờ, phân rất hôi thối, co giật và suy nhược rất nhanh. Đồng thời có thể bị rối loạn tiêu hóa do độc tố của nấm tiết ra làm viêm ruột, chảy máu ruột, tiêu chảy, bại liệt. Vịt nhiễm bệnh thường ủ rũ, gom thành nhóm, mổ vịt bệnh sẽ thấy phổi viêm, gan hóa, hạch viêm to, vàng xám, mềm cắt ngang có màu trắng.
Triệu chứng nấm phổi trên vịt
– Đối với vịt con: thường ở thể quá cấp tính và cấp tính; với triệu chứng kém ăn, thở thó, mũi chảy nước và tiêu chảy.
– Đối với vịt lớn: thường biểu hiện ở thể mãn tính; cơ thể suy yếu dần với triệu chứng thở khó, giảm ăn, khát nước.
Bệnh tích nấm phổi trên vịt
Phổi có những hạt giống như gạo cứng, bên ngoài có bao lớp dịch viêm màu hơi vàng.
Ngoài ra nấm có thể phát triển ở các phần khác của cơ thể như: hốc mũi, các cơ quan nội tạng (gan, trung thất), trên cơ,…; tạo nên những mảng bựa có bào tử như bụi mịn bên trên.
Cách phòng tránh
Để phòng tránh bệnh nấm phổi trên vịt, các hộ chăn nuôi không nên cho vịt ăn thức ăn hư, cũ, nhiễm nấm móc; khẩu phần ăn phải cân đối dinh dưỡng và vitamin. Chuồng trại phải thông thoáng, khô ráo, sạch sẽ. Nơi ấp trứng cần thực hiện sát trùng định kì nhằm đảm bảo vệ sinh.
Đối với vịt đã nhiễm bệnh cần thực hiện cách ly để tránh lây lan cho đàn; đồng thời bổ sung vitamin A vào thức ăn cho vịt. Dùng các loại thuốc sau để điều trị cho vịt mắc bệnh: Vimetatin-56: đối với vịt khỏe trộn 1g/kg thức ăn để phòng bệnh; vịt bệnh trộn 2g/kg. Bên cạnh đó có thể kết hợp pha vime-lodine vào nước sạch với liều lượng 10ml/20 lít nước cho vịt uống trong vòng 24 giờ.
Trị bệnh nấm phổi trên vịt
– Xử lý nguồn lây truyền bệnh là thức ăn hoặc chất độn chuồng có nhiễm nấm; như: cắt thức ăn nghi ngờ bị nhiễm nấm, thay bằng thức ăn mới, thay chất độn chuồng.
– Tạo môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của nấm: dùng NaHCO3 nghiền mịn pha nước cho vịt uống liều 01 viên/ 3-5 kg thể trọng.
– Dùng Iodine pha hàm lượng 1-2%o cho vịt uống.
– Dùng thuốc kháng nấm: Nystatin cho vịt uống, liều điều trị 03 ngày liên tục.
– Tiệu độc sát trùng chuồng trại: Iodine pha 15ml với 4 lít nước phun xịt chuồng trại.
– Tăng cường tiêu hóa, nâng sức đề kháng, giải độc cho vịt; bằng cách dùng các chế phẩm sau: Gluco, Vitamin C
– Bổ sung thêm vitamin A vào khẩu phần thức ăn.
– Dung dịch CuSO4 1/2000 hoặc các thuốc kháng nấm; như Nystatin, Mycostatin, Tricomycin… cho uống.