Dâu tây là loại cây ăn quả chưa hàm lượng dinh dưỡng cao, trong quả dâu tây có chứa rất nhiều lọai vitamin và vitamin C cao nhất. Bên cạnh đó, đây là một loại cây đặc sản dùng để ăn tươi, chế biến làm mứt, nước giải khát, dùng trong công nghiệp hóa phẩm chế biến thành rượu, hương vị thực phẩm…với việc được dùng rộng rãi như thế nên dâu tây là loại cây trồng ngày càng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên, trong quá trình trồng và chăm sóc dâu tây, bà con luôn còn phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến bệnh dịch. Do vậy, bà còn hãy theo dõi bài viết sau đây để biết cách phòng trị các bệnh ở dâu tây hay gặp nhất nhé.
Mục lục
Bệnh thối cổ rễ dâu tây
Triệu chứng bệnh thối cổ rễ dâu tây dễ nhận biết

- Cây dâu tây bị bệnh thối cổ rễ thường héo, lá sụp xuống và chết. Triệu chứng thường xuất hiện ở lá ngoài cùng của tán lá dâu tây. Phần bên trong cổ rễ thường bị mất màu. Mạch dẫn bị hoại tử, rễ đen và bị thối
- Triệu chứng bệnh thối cổ rễ dâu tây có thể phân biệt với triệu chứng héo rũ fusarium ở chỗ, lá héo rũ chậm và chỉ có phần mô mạch dẫn nước bị mất màu
Tác nhân và chu kỳ gây bệnh thối cổ rễ dâu tây
- Bệnh thối cổ rễ dâu tây gây ra bởi tổ hợp nấm Fusarium oxysporum, Phytophthora nicotianae, cactorum, Colletotrichum spp., Sclerotium rolfsii và Macrophomina phaseolina
- Mầm bệnh phát sinh từ trong đất, có thể tấn công cả rễ và cổ rễ. Bệnh thường xuất hiện khi cây dâu tây bị thiếu nước và trồng trong điều kiện thời tiết nóng
Phòng và trị bệnh thối cổ rễ dâu tây
- Sử dụng cây dâu tây con sạch bệnh
- Xử lý đất bằng thuốc nấm trước khi trồng. Nếu đất bị nhiễm nặng vụ trước thì không nên trồng. Hoặc để đất một thời gian trước khi trồng vụ mới
- Không xử dụng hệ thống tưới phun mưa, rất dễ tạo điều kiện cho bệnh thối cổ rễ phát sinh và phát triển
Bệnh thối ngó và cổ rễ dâu tây
Triệu chứng bệnh thối ngó và cổ rễ dâu tây
- Ở giai đoạn đầu bệnh, lá của cây nhiễm bệnh chuyển thành màu xanh đậm và rũ khi vào buổi trưa hoặc vào thời tiết nóng. Sau đó, toàn bộ cây dâu tây bị héo rũ. Và cây sẽ chết khi bị nhiễm bệnh thối ngó và cổ rễ dâu tây
- Cổ rễ của cây dâu tây khi cắt ra sẽ thấy lõi chuyển thành màu đỏ nâu và khô. Khi cây tạo ra ngó, trên ngó xuất hiện các vết bệnh màu đen và lõm vào trên dây ngó. Vết bệnh trên ngó sẽ mở rộng nhanh, tạo thành vòng bệnh bao quanh ngó. Điều này làm cho ngó không hình thành rễ.

- Trên lá, các đốm bệnh sũng nước màu đen, và hình tròn. Kích thước vết đốm khoảng 5 mm
Tác nhân và chu kỳ gây bệnh
- Bệnh thối ngó và cổ rễ dâu tây gây ra bởi nấm Colletotrichum gloeosporioides
- Sử dụng ngó từ cây đã nhiễm bệnh để trồng là một trong những nguồn chính lây lan bệnh thối ngó và đen rễ dâu tây
- Mầm bệnh có thể tốn tại trên cỏ dại và một số cây ký chủ khác. Bào tử từ những cây bệnh theo đường gió và đường nước để lây nhiễm cây khác
Phòng và trị bệnh
- Đối với vườn dâu tây trồng để lấy ngó làm giống, phải theo dõi bệnh thối ngó và cỗ rễ dâu tây thường xuyên, sử dụng các loại thuốc hóa học để phun phòng, khống bón quá nhiều phân chứa đạm, tăng cường sử dụng phân vi lượng
- Thu gom những cây nhiễm bệnh trên những luống lấy ngó, sau đó gom lại và tiêu hủy
- Dùng các thuốc hóa học phổ rộng để phun phòng thường xuyên, phun phòng cây ngó giống trước khi đem ra trồng mới
Bệnh héo rũ fusarium dâu tây
Triệu chứng bệnh héo rũ fusarium dâu tây
- Khi thời tiết nóng hay vào buổi trưa, cây dâu tây bị nhiễm bệnh héo rũ fusarium. Lá thường héo và sau đó toàn bộ cây bị héo và chết. Tuy nhiên, vào thời điểm trời mát, các lá ở giữa cây vẫn khỏe, lá ở ngoài tán thì cuộn tròn và chuyển thành màu vàng
- Khi cây bị nhiễm bệnh, phần giữa cổ rễ, tức là là phần mô mạch dẫn nước chuyển thành màu vàng. Sau đó hiện tượng vàng lây sang các lá gốc. Các giai đoạn sau, toàn bộ rễ chuyển vàng và thối
Tác nhân và chu kỳ gây bệnh
- Bệnh héo rũ fusarium gây ra bởi nấm Fusarium oxysporum sp. fragariae
- Nấm bệnh có nguồn gốc từ đất, tồn tại trong đất dưới dạng bào tử vách dày. Nấm bệnh xâm nhiễm vào cây thông qua đường rễ, thường phát triển trong phần mô mạch dẫn nước phần cổ rễ và lá
- Nấm bệnh có thể lan truyền thông qua ngó dâu tây
Phòng và trị bệnh
- Khi nhân giống dâu tây bằng ngó, chú ý phải chọn cây sạch bệnh héo rũ fusarium để lấy ngó và ươm thành cây con
- Không sử dụng màng phủ nông nghiệp đã sử dụng trên các líp trồng cây dâu đã nhiễm bệnh vụ trước để sử dụng cho cây dâu tây vụ mới
- Sử dụng các loại thuốc để xử lý đất trước khi trồng
- Sau khi xử dụng cụ chăm sóc vườn phải khử trùng và vệ sinh sạch sẽ trước khi đem dùng để chăm sóc vườn hoặc cây khác
Xem thêm nhiều tin tức mới nhất về Nông nghiệp – Phòng và trị bệnh cây trồng tại đây.