Hiện nay rơm rạ Việt Nam sau khi thu hoạch thường được dùng để làm nguyên liệu chăn thả gia súc, lấp chuồng gia súc là chủ yếu. Thậm chí ở miền Bắc và miền Trung, một lượng lớn rơm rạ sau mùa vụ chỉ được đốt bỏ. Điều này không chỉ gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thậm chí còn gây cản trở giao thông và lãng phí. Bởi vì sản phẩm tưởng như là “rác” này lại đang được Amazon bán với giá 80-100 USD / tấn. Điều này có nghĩa là người nông dân Việt Nam đã lãng phí 200 đến 300 triệu đô la Mỹ mỗi năm.
Mục lục
Amazon rao bán rơm rạ Việt Nam
Rơm rạ Việt Nam đang vứt đi, Amazon lại rao bán 100 USD/tấn. Tính ra mỗi năm Việt Nam đã đốt bỏ đi 2 – 3 tỷ USD. Hiện tại, mỗi tấn rơm rạ được Amazon rao bán với giá 80 – 100 USD/tấn. Trong khi đó, rơm rạ ở Việt Nam hiện đa số được đốt bỏ sau mỗi mùa vụ. Điều này rất lãng phí, lại gây ô nhiễm môi trường.
Theo thống kê, khối lượng rơm, phụ phẩm của trồng lúa sau thu hoạch của Việt Nam lên đến 43 triệu tấn/năm. Nhưng chỉ 23% trong số đó được sử dụng, số còn lại bị đốt đốt bỏ. Điều này có nghĩa mỗi năm Việt Nam đã đốt bỏ 2 – 3 tỷ USD.
Tương tự, ngành chăn nuôi với 61,4 triệu tấn phân gia súc gia cầm. Nhưng chỉ tận dụng được 23% để sản xuất phân bón hữu cơ. Còn ở ngành trồng trọt khoảng 88,9 triệu tấn. Nhưng chỉ đang tận dụng được 52% phụ phẩm. Còn lại 48% thì để phí hoài thối ngoài tự nhiên hoặc bị đốt bỏ.
Giải pháp khai thác nguồn phụ phẩm nông nghiệp
Ông Chinh cho rằng, mỗi tấn rơm được rao bán trên Amazon có giá từ 80-100 USD. Nhưng Việt Nam lại bỏ lãng phí cả tỉ USD khi đến gần 50% phụ phẩm rơm bị vứt bỏ. Đây là tiềm năng lớn. Nhưng Việt Nam chưa tận dụng hết vì thiếu thốn về công nghệ.
Tại tọa đàm “Giải pháp phát triển nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước, giảm phụ thuộc nhập khẩu”, các giải pháp đã được đưa ra để tránh lãng phí với nguồn tài nguyên này. Muốn khai thác được nguồn phụ phẩm nông nghiệp rơm rạ, phải có công nghệ và cơ giới hóa đồng bộ. Ví dụ có hệ thống máy tuốt lúa. Đồng thời cuốn được cả rơm, xử lý hóa chất để biến rơm thành phụ phẩm để xuất khẩu.
Theo ông Chinh, để tái sử dụng được nguồn phụ phẩm này thì yếu tố quan trọng là công nghệ và sản xuất ở quy mô lớn. Ở Nhật Bản hiện đã có những dây chuyển công nghệ. Khi thu hoạch lúa thì đồng thời thu gom và nghiền rơm. Sau đó phun chế phẩm sinh học đóng luôn thành từng bao ủ chua làm thức ăn nuôi bò. Khảo sát tại Việt Nam nếu áp dụng công nghệ này vào đồng bằng sông Cửu Long thì sẽ tận dụng, tái chế, tạo ra khối lượng lớn thức ăn phục vụ ngành chăn nuôi.
Thực tế, rơm có thể sử dụng được rất nhiều mục đích trong sản xuất của ngành nông nghiệp. Ví dụ như làm phân bón, làm đệm lót sinh học… Hiện, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai một số dự án liên quan đến xử lý sau khi thu hoạch. Ngoài việc phối trộn làm thức ăn vụ đông. Rơm có thể sử dụng chế phẩm sinh học để trồng nấm, giá thể…từ đó nâng cao giá trị.