Địa điểm nhà Ga Đà Lạt là nhà ga cổ nhất còn sót lại ở Đông Dương. Là nhà ga duy nhất còn tồn tại đầu máy hơi nước và đoạn đường sắt răng cưa, chỉ có một số nơi trên thế giới còn nguyên vẹn đầu máy này. Đến với thị trấn vùng cao thơ mộng, ngoài những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Nhà ga cũng là địa điểm thu hút lượng lớn khách du lịch đến tham quan và là địa điểm mà các tín đồ mê check in sống ảo không thể bỏ qua. Vậy ga xe lửa Đà Lạt chứa đựng điều gì khiến nó trở nên hấp dẫn đến vậy? Hãy để 2findx giải đáp những thắc mắc này nhé!
Mục lục
Điểm tham quan hấp dẫn tại Đà Lạt
Nhà Ga Xe Lửa Đà Lạt là một trong hai di tích cấp quốc gia được chính phủ công nhận tại Đà Lạt, đây là nhà Ga tọa lạc tại độ cao hơn 1500m so với mực nước biển và cũng là một trong những nhà Ga cổ kính nhất Đông Dương.
Ga Đà Lạt được người Pháp xây dựng vào năm 1932 và hoàn thành vào năm 1938, đây là nhà Ga tiếp nối với tuyến đường sắt từ Phan Rang lên Đà Lạt dài 84km. Hiện nay nhà Ga Đà Lạt được sử dụng như là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn tại thành phố ngàn hoa và tuyến đường sắc duy nhất mà Ga Đà Lạt còn phục vụ là tuyến đường từ Đà Lạt về Trại Mát dài 7km đưa du khách đến tham quan chùa Linh Phước.
Đôi nét về lịch sử công trình nhà ga
Theo lịch sử kể lại, dự án đường sắt kết nối thành phố Tháp Chàm và Ga Đà Lạt được toàn quyền Đông Dương Paul Doumer phê duyệt và khởi công xây dựng từ năm 1908, đến năm 1922. Công ty xây dựng và trúng thầu là công ty Á Châu được tin tưởng ủy nhiệm nghiên cứu làm đoàn đường xe lửa răng cưa Kroongpha – Dran theo kiểu Thụy Sỹ, với đoạn đường sắt răng cưa dài 10km, vượt qua độ cao hơn 1000m của đèo Song Pha với độ dốc 12% để đến đất Dran – Lâm Đồng.
Từ khi nhà Ga Đà Lạt được xây dựng xong thì lượng khách du lịch dến thành phố nghĩ dưỡng Đà Lạt ngày càng nhiều, trên mỗi chuyến tàu khi đó có 3 toa chở hàng hóa và khoảng 4 toa chở khách, những toa chở khách cũng được phân theo nhiều hạng khác nhau.
Sau khi thất bại trong chiến tranh ở Việt nam, người Pháp rời Việt nam và việc chạy tàu từ Ga Đà Lạt đi Tháp Chàm vẫn được duy trì. Đến thời Mỹ vào miền nam, hệ thống được sắt này vẫn được sử dụng như phương tiện chuyên chở hàng hóa, thiết bị quân sự phục vụ cho chiến tranh nên đã bị quân giải phóng cắt đức và nhà Ga Đà Lạt cũng dừng hoạt động vào năm 1972.
Công trình xây dựng theo kiến trúc Pháp
Có 3 tuyến đường sắt được khai thác lúc bấy giờ là : Tháp Chàm – Đà Lạt – Nha Trang, Tháp Chàm – Đà Lạt – Tháp Chàm, Sài Gòn – Tháp Chàm – Đà Lạt đều lăn bánh. Nhưng đến năm 1972, khi chiến tranh trở nên ác liệt hơn, tuyến đường sắt này đã bị ngưng hoạt động và sau khi giải phòng, tuyến đường sắt đã được khôi phục và kéo còi và ngày 19-5-1975 nhân kỷ niệm ngày sinh nhật Bác.
Công trình đường sắt Đà Lạt do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron thiết kế. Người thi công công trình là thầu khoán Võ Đình Dung, với kinh phí xây dựng là 200.000 france.
Hình dáng nhà Ga Đà Lạt giống với núi Langbiang hùng vĩ, với chiều dài 66,5m; chiều ngang 11,4m và chiều cao 11m. Nếu đem so sánh, kiến trúc Ga Đà Lạt tựa như nhà ga miền Nam nước Pháp với phần nhô ra từ nóc và thụt vào phía chân theo hướng thẳng đứng. Nhà ga Đà Lạt có 3 chóp nhọn, tượng trưng cho núi Langbiang – đỉnh núi cao nhất vùng. Phía trước Ga Đà Lạt còn có mặt đồng hồ to ghi lại thời gian mà bác sĩ Yersin đã phát hiện ra Đà Lạt.
Tuyến đường sắt Ga Đà Lạt nơi chứa đựng nhiều lịch sử
Tuyến đường sắt Ga Đà Lạt được xây dựng vào năm 1932 là đường ray và đầu máy răng cưa. Tuyến đường sắt dài 84 km và 16 km đầu máy. Lúc bấy giờ, đường ray răng cưa và đầu máy răng cưa được xem là độc đáo nhất thế giới. Vì phải lên Đèo Ngoạn Mục để có thể lên thành phố Đà Lạt. Tuyến đường sắt phải xây dựng qua nhiều hầm chui, phía sau phải có đầu tàu đẩy. Các kiến trúc đã xây dựng đường ray ròng rã suốt 10 năm và phải tốn chi phí cao gấp 2, 3 lần bình thường.
Đường sắt răng cưa Sông Pha-Đà Lạt được thiết kế theo kiểu Thuỵ Sĩ. Đường sắt có 3 đường ray. Một nằm giữa được thiết kế có răng cưa để tàu có thể leo dốc an toàn. Đây là kiểu đường sắt chỉ có ở Đà Lạt và Thuỵ Sĩ. Hiện nay, cả tuyến đường sắt Đà Lạt không còn dấu tích các đoạn răng cưa.
Nhà ga Đà Lạt hiện nay đã không còn sử dụng để vận chuyển; mà là nhà ga phục vụ du lịch. Với tuyến đường 7 km, tàu sẽ đưa du khách khám phá phố núi từ Ga Đà Lạt đến Trại Mát. Tuy chạy tốc độ rất chậm và đầu tàu kêu to, thế nhưng, đây chính là điểm hấp dẫn của nhà ga phục vụ du khách tham quan ngắm cảnh; trên đường đi. Điểm cuối cùng khách tham quan là Chùa Linh Phước – hay chùa Ve Chai – một kiến trúc Phật Giáo đặc sắc và cùng khám phá Trại Mát.
Ga Đà Lạt có gì hấp dẫn?
Chụp hình “sống ảo”
Là một phần của “xứ sở sương mù”, ga Đà Lạt may mắn được ban tặng; những nét đặc trưng của vùng đất này. Từ khí hậu mát mẻ quanh năm đến khung cảnh hữu tình như tranh vẽ; nên sẽ chẳng quá lạ khi du khách đến đây đều tận dụng cơ hội để có những bức hình “sống ảo” lung linh; về khoe người thân, bạn bè.
Có thể nói, những đường ray xe lửa cũ kĩ, những toa tàu; nhuốm màu thời gian, nhà ga màu vàng độc đáo, những hàng cây xanh ngát chính là phông nền hoàn hảo; cho những bức ảnh nghìn like của du khách trên instagram, facebook. Nếu có dịp đến đây, du khách đừng bỏ qua cơ hội “sống ảo” đầy thú vị này nhé!
Không gian rộng rãi, thoáng đãng
Bên cạnh lối kiến trúc độc đáo, ga Đà Lạt còn hấp dẫn khách du lịch bởi không gian rộng rãi, thoáng mát. Khi đi từ bên ngoài vào, du khách sẽ nhìn thấy một khoảng sân rất rộng trước nhà ga. Khoảng sân này được lót đá không họa tiết và được quét dọn mỗi ngày; nên lúc nào cũng sạch sẽ, thoáng đãng. Du khách khi đến ga Đà Lạt tham quan có thể ra khoảng sân này; đi dạo hoặc chơi đùa cùng bạn bè, con em của mình.
Uống cafe tại Dalat Train Villa
Một hoạt động thú vị nữa mà du khách nên thử khi ghé thăm ga Đà Lạt; là uống cafe tại Dalat Traine Villa. Đây là một quán cafe nhỏ nằm bên trong khu vực nhà ga và ngay bên trong toa tàu lửa lâu năm. Đường đến quán khá bằng phẳng lại mọc đầy những cây hoa trạng nguyên; đi trên đường như lạc giữa chốn “thần tiên”.
Quán cafe Dalat Train Villa được thiết kế đơn giản, mộc mạc và mang đậm màu sắc của thành phố Đà Lạt. Tông màu chủ đạo của quán là xanh dương được điểm tô thêm màu đen; của những khung cửa sổ, tạo thành một bức tranh vừa cũ kĩ, vừa bình yên. Du khách khi đến đây có thể vừa nhâm nhi; loại thức uống yêu thích, vừa thưởng thức được vẻ đẹp cổ kính của ga Đà Lạt.
Khung cảnh tuyệt đẹp
Xung quanh ga Đà Lạt là những hàng cây xanh ngát, phía trên nhà ga là bầu trời trong xanh cùng những đám mây trắng trôi bồng bềnh, bên trong ga Đà Lạt; là công trình kiến trúc độc đáo và những toa tàu cũ kĩ. Trong ngoài, trên dưới nhà ga kết hợp hoàn hảo với nhau, tạo thành một khung cảnh tuyệt đẹp; làm cho bất cứ ai khi “dạo bước” đến nơi này; cũng vô cùng thích thú và lưu luyến chẳng muốn rời.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viêt này. Tìm hiểu thêm thông tin về khám phá du lịch tại đây.