Cây nhãn là một giống cây ăn quả không còn xa lạ gì với người Việt Nam, một số nơi nổi tiếng về trồng nhãn cung cấp một lượng tiêu thụ lớn cho thị trường. Nhãn được nhiều người yêu thích, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, không chỉ vậy bà con nông dân chọn trồng cây nhãn cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để đáp ứng được những quả nhãn chất lượng thì vườn nhãn phải đảm bảo được qua trình chăm sóc, bảo vệ khỏi những loại sâu bệnh cắn phá. Nhãn thường xuất hiện những loại bệnh cháy lá, phấn trắng, thối bông, sâu đục trái… Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cho mọi người những biện pháp phòng chống bệnh sâu đục trái ở cây nhãn hiệu quả nhất, giúp cho vườn nhãn đạt năng suất lớn cho bà con nông dân.
Mục lục
Bệnh sâu đục cuống trái và biện pháp phòng ngừa
Bệnh sâu đục cuống trái
Trưởng thành của loài sâu này là một lọai bướm đêm rất nhỏ, mảnh dẻ, sải cánh rộng 10-12 mm. Thân có mầu nâu tối, cánh có mầu nâu xám, trên mỗi cánh trước có một đốm mầu vàng sáng ở cuối cánh, Trứng được đẻ phân tán trên vỏ trái (gần cuống); có hình bầu dục, mới để có mầu trắng trong sau dần chuyển sang màu vàng. (lúc sắp nở).

Sâu non có kích thước rất nhỏ, dài 5-7mm, mầu trắng đục, đầu mầu nâu nhạt. Có đặc điểm khác với sâu đục gân lá nhãn là chiều dài tất cả đốt bụng đều bằng nhau. Sau khi nở sâu non đục vỏ trái, ở gần cuống trái, chui vào bên trong để gây hại bằng cách ăn phần thịt gần cuống trái, nếu trái còn non sâu ăn cả phần hột. Sâu thải phân thành những cục nhỏ mầu đen ra ngoài lỗ đục ngay gần cuống trái.
Những trái bị sâu hại thường dễ bị rụng. Trái có thể bị hại từ khi còn nhỏ cho đến lúc trái nhãn già sắp thu họach. Hóa nhộng ở bên trong màng mỏng màu trắng, ở mặt trên của những lá gần chùm trái. Nhộng mầu vàng lợt, khi sắp vũ hóa chuyển sang mầu vàng nâu. Muốn phòng trị sâu có hiệu qủa, các bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:
Những cách phòng ngừa bệnh sâu đục cuống trái
- Tỉa cành tạo tán, vệ sinh vườn cây, tạo vườn cây thông thoáng.
- Chăm sóc tập trung để nhãn ra hoa kết quả đồng loạt, dễ quản lý sâu.
- Bao quả bởi túi bao chuyên dụng. Biện pháp còn phòng ngừa được hầu hết những sâu bệnh gây hại cho trái nhãn.
- Thường xuyên thăm vườn, kiểm tra sâu, chú ý giai đoạn khi đậu trái non đến khi quả gần thu hoạch.
- Trong quá trình chăm sóc nhãn nếu bắt gặp nhộng nên tiêu diệt ngay.
- Khi phát hiện nhiều sâu nên phun thuốc. Khi nhãn đậu trái nên phun một đợt thuốc hóa học. Theo dõi sâu và phun thêm lần 2 nếu cần thiết, cách khoảng 7-10 ngày. Sử dụng các loại thuốc như sâu đục quả.
- Chú ý phải ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch đảm bảo thời gian cách ly thuốc.
Bệnh sâu đục trái và biện pháp phòng ngừa
Bệnh sâu đục trái trên cây nhãn
Thành trùng dạng bướm, hoạt động ban đêm, ban ngày ẩn trong các tán cây. Bướm Bướm có chiều rộng sải cánh từ 2,5-3 cm, cánh màu vàng, có nhiều chấm nhỏ màu đen. Trứng thường được đẻ ở các lá đài của chóp trái hoặc nơi dính giữa trái và lá.

Sâu non màu trắng hồng, trên lưng có nhiều chấm nhỏ màu đen, sâu lớn đủ sức dài từ 1,7-2 cm. Sâu non nở ra tấn công vào trái khi trái còn rất nhỏ và thích gây hại trái còn non. Sâu hóa nhộng bằng cách kết tơ gần cuống trái hoặc bên trong phần hột đã bị đục. Nhộng lúc đầu có màu vàng hơi nâu, dần dần chuyển sang nâu đen, nhộng từ dài 1,2-1,4 cm và phát triển trong thời gian từ 8-12 ngày.
Sâu thường đục vào bên trong trái ăn cả phần hột, miệng lỗ đục có thể thấy một ít chất thải của sâu. Khi còn ở bên ngoài sâu thường nhả tơ kết dính các trái non lại. Giai đoạn trái lớn, trái bị sâu đục bị hư, mất giá trị thương phẩm. Ngoài nhãn, sâu còn tấn công trên quả nhiều loại cây ăn quả khác như ổi, sầu riêng, chôm chôm và một số cây trồng khác.
Những cách phòng ngừa bệnh sâu đục trái
- Tỉa cành thông thoáng để dễ phát hiện thành trùng.
- Bao trái là biện pháp phòng ngừa rất hiệu quả.
- Thu gom và chôn sâu những trái bị nhiễm để diệt sâu còn trong trái.
- Ở những vườn thường xuyên bị nhiễm nặng hoặc khi mật số sâu cao có thể dùng luân phiên các loại thuốc như Fenbis 25 EC , Sago- super, Karate, Polytrin P 440 EC , Basudin 50 ND , Padan 95 SP….lúc trái nonvừa mới tượng.
Chú ý thời gian cách ly của mỗi loại thuốc để an toàn cho người sử dụng. Việc này cần được đảm bảo kỹ lưỡng để có những quả nhãn thơm ngon chất lượng.