Heo là động vật được nuôi rất phổ biến ở nước ta để phục vụ cho nhu cầu thực phẩm của con người. Heo tương đối dễ nuôi bởi chúng là động vật ăn tạp và cũng rất nhanh lớn. Trung bình cứ 5-7 tháng là heo đã có thể xuất chuồng, nó tương đương với mức 80-100kg. Thế nhưng, trong thời điểm giao mùa heo rất dễ mắc bệnh nếu không được chăm sóc đúng cách. Có rất nhiều lưu ý trong bài viết này để chăm sóc cho bầy heo ở thời điểm giao mùa vì đây là thời điểm tương đối nhạy cảm đối với chúng. Cùng xem hết bài viết để biết được nhiều kinh nghiệm về chăn nuôi heo đúng cách trong thời điểm giao mùa nhé.
Mục lục
Chú ý chênh lệch nhiệt độ khi nuôi heo
Khi chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao thì sức miễn dịch của heo sẽ giảm sút. Chính vì vậy trong giai đoạn này cần chú ý quan tâm chăm sóc heo thật kỹ lưỡng.

Tùy theo từng giai đoạn phát triển của heo mà nhiệt độ chuồng trại sẽ được điều chỉnh trong khoảng 16oC 35oC. Nhiệt độ thích hợp ở khu vực trại đẻ là 22oC. Nhưng nhiệt độ khu vực sưởi heo con phải duy trì ở mức 30-37oC. Chú ý không để gió lạnh lùa trực tiếp vào heo con và để chuồng trại quá ẩm. Duy trì chuồng khô ráo và sạch sẽ để phòng ngừa bệnh tiêu chảy.
Giữ nhiệt độ môi trường ổn định cho heo
Khả năng duy trì thân nhiệt của heo con rất kém nên khi thời tiết thay đổi sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa sữa mẹ. Và dễ khiến heo con mắc bệnh tiêu chảy và các bệnh khác. Chính vì vậy cần có khu vực sưởi riêng cho heo con theo mẹ.
Heo con cai sữa khi gặp môi trường nuôi dưỡng mới sẽ bị stress. Đặc biệt là khi chênh lệch nhiệt độ trong ngày vượt quá 50oC thì sức đề kháng với dịch bệnh của chúng sẽ giảm mạnh. Mật độ nuôi dưỡng cao cũng là điều kiện cho các bệnh mãn tính gây còi cọc trên heo phát triển. Trại cần có kế hoạch di chuyển và ghép bầy heo thật tốt.
Đối với nái mang thai, nếu nhiệt độ môi trường nuôi tăng cao chúng sẽ giảm lượng cám ăn vào. Ta cần điều chỉnh lượng cám ăn theo thể trạng (BCS) của nái ít nhất 1 lần/ tuần. Nái mang thai giai đoạn đầu, nếu bị sốc nhiệt thì sẽ giảm ăn và dễ mắc các bệnh hô hấp. Nếu quản lý không tốt sẽ ảnh hưởng tới tỷ lệ mang thai và số heo con sinh ra.
Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho heo
Cần cung cấp đầy đủ thức ăn dễ tiêu, đảm bảo chất lượng và số lượng phù hợp với từng lứa tuổi của heo. Tuyệt đối không sử dụng những thức ăn đã ẩm, mốc, ôi thiu. Chăn nuôi heo cần dự trữ thức ăn tinh đảm bảo đủ trong thời gian hàng tuần, hàng tháng.

Đối với heo con tập ăn và gia cầm con ở giai đoạn nuôi úm tốt nhất nên sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Đảm bảo đầy đủ nước sạch cho vật nuôi. Bổ sung điện giải B-Complex, vitamin, men tiêu hóa nhằm nâng cao sức đề kháng cho con vật.