Phương pháp giâm cành hoặc chiết cành là những phương pháp nhân giống vô tính cho cây trồng mà rất nhiều người lựa chọn. Thực tế cả hai phương pháp này đều khá dễ dàng để thực hiện và thu được kết quả rất cao. Tuy nhiên khi lựa chọn nhân giống cho cây trồng bằng phương pháp này chúng ta cũng cần phải lưu ý đến một số thứ từ chọn cành, kỹ thuật,… Hôm nay 2findx.com sẽ chia sẻ cho bạn những lưu ý mà bạn cần quan tâm đến khi thực hiện giâm cành hoặc chiết cành nhé
Mục lục
Nhân giống bằng phương pháp giâm cành
Lưu ý khi chọn cành
- Chọn cành trong giai đoạn cây đang phát triển (cây sum suê mập mạp), có vị trí từ nửa thân cây trở lên và phía có nhiều ánh sang.
- Tùy theo loại cây mà ta chọn độ lớn (đường kính) to hay nhỏ để giâm.
- Thông thường thân thảo hoặc thân gỗ mềm như: vạn niên thanh, vong, gòn, bông giấy, dừa… có đường kính lớn giâm vẫn được, nhưng những cây thân gỗ cứng chắc như: tùng, mai vàng, ổi… chỉ thích hợp với đường kính nhỏ.
- Độ dài cành giâm (tùy theo đường kính của cành mà chừa độ dài): Cành càng nhỏ độ dài càng ngắn (tỷ lệ tương đối 1/20), nhưng ít nhất phải có được 3 nách lá.
- Cắt vát xéo 2 đầu sắc ngọt.
- Tỉa bỏ lá phía trên chỉ chừa 1 lá phía dưới (có thể nhúng gốc vào NAA).
Lưu ý khi giâm cành
- Dùng tro trấu đựng trong bịch nylon để giâm cành loại nhỏ.
- Xoi lỗ và đặt cành giâm vào ém nhẹ để cành không ngã (không cắm sâu quá 2 lần đường kính cành giâm).
-
Khi lá cành chiết bị vàng = ánh sáng mạnh quá
-
Khi nhiệt độ >30 độ = cành rũ xuống và chết
-
Khi không có sự trao đổi khí trong không gian ươm cành = cành chiết thối ngọn và chết
-
Khi một cành bị nấm pythium tấn công hoặc mốc (do độ ẩm quá cao kéo dài, khí tù túng) = loại bỏ ngay cành đó để tránh lây nhiễm.
-
Khi ươm với lồng ươm (mua hoặc tự chế) cần đảm bảo BÍ KHÍ và ĐỘ ẨM CAO NHẤT CÓ THỂ (nắp kín lồng) trong vòng 3-4 ngày đầu, sau đó hé dần để có sự trao đổi khí.
-
Sử dụng đèn tuýp, đèn MH, đèn Led hay HPS đều cho hiệu quả khi ươm cành, tuy nhiên nên chọn ánh sáng trắng.
-
Khi cắt cành ra khỏi cây cần ngâm ngay vào một ly nước bổ sung NAA, IBA với nồng độ 50ppm để bộ rễ phát triển mạnh và tránh cho không khí chui vào ống của cành chiết dẫn tới hiện tượng gãy ngang thân sau này. Đối với các cành non quá thì cần phải tiến hành làm clone ngay mà không nên để qua đêm.
Bổ sung dinh dưỡng cho cành giâm
- Tưới giữ ẩm thường xuyên trong giàn lưới che bớt khoảng 60% ánh sáng.
- Phun thuốc ngừa bệnh thối rễ, cành theo định kỳ.
- Khi có chồi và lá có màu xanh bón phân như vườn ươm hạt.
- Khi cây trưởng thành trồng qua môi trường khác như phần ươm hạt, nhưng chú ý nhữ nắng trước 1 tuần rồi trồng để cây không bị sốc và cháy lá.
Nhân giống bằng phương pháp chiết cành
Lưu ý khi chọn cành
Chọn cành vừa chuyển sang giai đoạn phát triển; có độ lớn (đường kính khoảng 1cm trở lại). Và chọn ở vị trí từ nửa thân cây trở lên phía có nhiều ánh sáng để chiết (cây sum suê mập, mạnh). Chọn vị trí tính từ đầu cành trở vào khoảng 30 cm. Để tách vỏ (nếu được chảng 2, chảng 3 cành tốt.
Lưu ý khi chiết cành
- Tỉa bớt lá (nếu có lá quá nhiều).
- Cắt vòng quanh vỏ phía trên và phía dưới cách nhau tối đa. Khoảng 2 lần đường kính phần lõi cành và lột vỏ (không để dính xơ).
- Để khoảng vài tiếng đồng hồ cho khô nhựa (có thể bôi NAA vào vết cắt phía trên).
- Dùng rễ lục bình phơi khô, xơ dừa khô… nhúng ướt vắt cho ráo, quấn chung quanh vết cắt và dùng bao nylon quấn kín, cột chặt để bầu không xoay làm đứt rễ (khối lượng bầu chiết tùy theo cành nhỏ hoặc lớn mà bó cho thích hợp). Thông thường đường kính bầu chiết khoảng 5 lần đường kính cành chiết.
- Khi thấy rễ đã ra và ngả màu hơi vàng thì cắt cành rời khỏi cây mẹ.
- Tỉa bỏ bớt lá non để giúp cành không bị teo.
Bổ sung dinh dưỡng cho cành giâm
- Tưới giữ ẩm, dùng lưới che bớt khoảng 60% ánh sáng.
- Phun thuốc ngừa bệnh thối rễ, cành theo định kỳ.
- Khi có chồi và ra lá màu xanh mới dùng phân.
- Cây bắt đầu trưởng thành trồng qua môi trường khác chú ý nhữ nắng 1 tuần rồi trồng để cây không bị sốc và cháy lá (chăm sóc cũng giống như cành giâm.