Phương pháp xử lý nước ao đang được những doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng trong việc nuôi trồng thủy sản. Không chỉ áp dụng cho ao nuôi tôm mà hầu hết các loại thủy sản nên áp dụng phương pháp này để mang lại hiệu quả kinh tế. Việc xử lý nước ao kết hợp với các ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý giống nuôi giúp người quản lý dễ dàng quản lý và kiểm soát hơn. Trong ngành nuôi tôm nói riêng, các hộ nuôi đang có xu hướng chuyển đổi từ nuôi trong ao nước sang ao có nguồn nước ấm. Những lợi ích khi nuôi tôm ở ao nước ấm tương đối cao so với ao nước thông thường.
Mục lục
Đa số người dân đang phát triển hình thức nuôi tôm ở ao
Những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ đã cho phép nuôi trồng thủy sản ao bền vững hơn bao giờ hết. Trong ngành nuôi tôm hiện đại, các nhà sản xuất nuôi giống tôm cải tiến và chú trọng nhiều đến an toàn sinh học. Môi trường ao khỏe mạnh đóng vai trò sống còn cho tôm tăng trưởng khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, họ ngày càng đầu tư vào các hệ thống nuôi trồng thủy sản trong nhà. Môi trường này cho phép kiểm soát tốt hơn các điều kiện nuôi; các sản phẩm xử lý nước tiên tiến và tuần hoàn nước giúp hạn chế trao đổi nước với môi trường biển. Điều này làm giảm rủi ro dịch bệnh và đưa ngành thủy hải sản phát triển theo hướng bền vững thực sự.
Ngành nuôi tôm dịch chuyển sang nuôi tôm trong ao nước ấm
Từ một thập kỷ trước trở lại đây, nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản ngày càng tăng trên toàn cầu. Kéo theo đó, các nguồn đánh bắt thủy sản cũng có dấu hiệu dần chững lại và suy giảm. Để giải quyết vấn đề này; ngành nuôi tôm đang có xu hướng dịch chuyển sang nuôi tôm trong ao nước ấm.
Nuôi trồng thủy sản ao nước ấm có một số lợi thế khác biệt. Nó không tác động trực tiếp tới đại dương; đồng thời tận dụng được vùng đất không phù hợp và kém hiệu quả bền vững với cây trồng. Từ đó giúp mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng. Điều này không chỉ góp phần làm tăng khối lượng sản xuất mà còn hỗ trợ cho việc bảo tồn tài nguyên biển.
Ngày nay, ngành nuôi tôm nước ấm chiếm 55% trên tổng lượng tôm sản xuất toàn cầu. Chủ yếu những doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng áp dụng phương pháp này. Việc nuôi thủy sản nước ấm sẽ giúp người nông dân đạt hiệu quả cao hơn so với ao nuôi thông thường.
Áp dụng công nghệ xử lý nước trong ngành nuôi tôm
Trong những thập kỷ qua, bộ phận Thú y Thủy sản của Bayer đã tinh chỉnh việc cung cấp những giải pháp xử lý nước. Giải pháp này giúp giải quyết nhu cầu của khách hàng. Những người nuôi thủy sản nước ấm ở những phân khúc khác nhau. Thỏa thuận với Cytozyme, KEHONDA và XpertSea được thực hiện sau các dự án thí điểm. Những dự án này đã thành công tại một số quốc gia bao gồm Việt Nam vào năm 2019. Chúng được xây dựng dựa trên những thương hiệu hàng đầu như: ProteAQ, Proquatic và Fetant.
Bayer mong muốn nâng cao năng xuất và chất lượng ngành nuôi trồng thủy sản nước ấm. Bộ phận Thú y Thủy sản của Bayer đang tăng cường giải pháp hỗ trợ; thông qua thỏa thuận hợp tác với các đơn vị cung cấp công nghệ xử lý nước. Các đơn vị này gồm:
- Tập đoàn Cytozyme Inc (“Cytozyme”).
- Công ty TNHH Chengdu Kehongda (“KEHONDA”).
- Nhà cung cấp công nghệ quản lý trang trại XpertSea (“XpertSea”).
Với các thỏa thuận này, bộ phận Thú y Thủy sản của Bayer; sẽ tạo điều kiện cho nông dân nuôi trồng thủy sản được tiếp cận với phương pháp nuôi trồng hiện đại. Những quốc gia trọng điểm trong ngành nuôi tôm có cơ hội tiếp cận với công nghệ quản lý môi trường nước ao. Đồng thời, người nuôi có thể kiểm soát dịch bệnh cho vật nuôi thông qua xử lý nước ao. Từ đó nâng cao hơn nữa tính hiệu quả và bền vững trong sản xuất.
Công nghệ xử lý nước giúp quản lý hệ sinh thái ao nuôi tôm
Trong một thỏa thuận với Cytozyme, bộ phận Thú y Thủy sản của Bayer sẽ thương mại hóa Proquatic PondRestore. Đây là một sản phẩm giúp tăng cường các hoạt động chuyển hóa trong môi trường nước ao và đất ao. Các giải pháp xử lý nước đóng vai trò quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Nó giúp người nuôi quản lý hệ sinh thái phức tạp trong ao. Đồng thời, việc xử lý nước giúp cung cấp môi trường tối ưu cho tôm phát triển mạnh.
Bên cạnh đó, Bayer cũng thỏa thuận với KEHONDA để triển khai công nghệ Fetant Complex Iodine Solution. Nó giống như một phần danh mục sản phẩm của bộ phận Thú y Thủy sản của Bayer tại một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đây là giải pháp giúp điều hòa nước ao, tăng cường chất lượng của quần thể thực vật phù du. Đồng thời giúp duy trì mức độ oxy hòa tan trong nước.
Áp dụng kỹ thuật số trong thủy sản nói chung và ngành nuôi tôm nói riếng
Bộ phận Thú y Thủy sản của Bayer thúc đẩy áp dụng kỹ thuật số trong nuôi tôm. Thỏa thuận giữa XpertSea và Bayer giúp quản lý trang trại một cách toàn diện. Người nuôi trồng có thể ứng dụng các thiết bị thông minh và phần mềm hỗ trợ trí tuệ nhân tạo. Quy trình này được phát triển dựa trên các dữ liệu cập nhật trong phần mềm.
Những thiết bị này tận dụng quang học để đo lường các chỉ số quần thể trong ao nuôi theo thời gian. Đồng thời, thiết bị này có thể nhận dạng những thay đổi về sức khỏe của quần thể. Thông tin quần thể tỏng ao nuôi sẽ được tổng hợp vào Nền tảng trực tuyến XpertSea. Điều này sẽ giúp các nhà sản xuất đưa ra các quyết định đúng đắn trong công tác nuôi trồng thủy sản. Họ có thể quản lý và điều trị các vấn đề của vật nuôi một cách dễ dàng hơn.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa đề cập sẽ giúp ích cho bà con nông dân nuôi tôm nới riêng. Trong công tác nuôi trồng thủy sản nói chung, nên đổi mới những phương pháp phù hợp. Việc đổi mới sẽ giúp chúng ta đạt hiệu quả và nâng cao năng suất nuôi trồng.