Theo các chuyên gia nghiên cứu khoa học hàng đầu thế giới và tại cơ quan nghiên cứu ở Úc, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm bệnh lây truyền nhiễm vô cùng khó lường, chúng có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng và có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Bệnh lây do muỗi vằn đốt từ người mắc bệnh, sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Có hai loại muỗi truyền bệnh tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, bệnh chủ yếu do muỗi Aedes aegypti gây ra. Cùng 2findx khám phá phương pháp nghiên cứu khoa học công nghệ về cách diệt muỗi bằng việc sử dụng vi khuẩn Wolbachia nhé.
Mục lục
Phương pháp diệt muỗi sử dụng vi khuẩn
Với hiệu quả có thể tiêu diệt hơn 80% lượng muỗi vằn, phương pháp diệt muỗi sử dụng vi khuẩn đang được thử nghiệm của các nhà khoa học Australia hứa hẹn sẽ góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên toàn cầu do muỗi gây ra.
Bằng việc sử dụng một loại vi khuẩn có tên là Wolbachia; các nhà khoa học của Cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghiệp Australia (CSIRO) cùng với các đối tác đã thành công trong việc triệt sản; và tiêu diệt phần lớn số lượng muỗi vằn trong các khu vực thử nghiệm.
Kết quả nghiên cứu mang tính đột phá được công bố hôm qua (5/10) cho thấy; các nhà khoa học đã triệt sản thành công 3 triệu con muỗi đực và sau đó thả chúng vào 3 khu vực; thuộc phía Bắc bang Queensland của Australia trong năm 2018. Sau 20 tuần thử nghiệm, số lượng muỗi vằn tại các khu vực này đã giảm hơn 80%.
Tiến sĩ Brendan Trewin, nhà khoa tham gia nghiên cứu cho biết, nếu chương trình được tiến hành rộng rãi và lặp đi lặp lại, toàn bộ quần thể muỗi vằn có thể bị tiêu diệt hoàn toàn.
Nghiên cứu khoa học về Wolbachia
Theo Tiến sĩ Trewin, kỹ thuật kiểm soát sinh sản; của muỗi vằn bằng vi khuẩn Wolbachia cho thấy hiệu quả hơn so với phương pháp sử dụng bức xạ hiện nay. Để tiêu diệt được phần lớn đàn muỗi sẽ chỉ cần sử dụng khoảng 1.500 con muỗi đực; đã được triệt sản bằng vi khuẩn; cho mỗi hecta thay vì phải sử dụng đến 9.000 cá thể muỗi đã được triệt sản bằng tia xạ. Ngoài ra, phương pháp diệt muỗi mới không sử dụng hóa chất; nên sẽ không ảnh hưởng đến các loại côn trùng.
Cũng theo Tiến sĩ Trewin, phương pháp triệt sản muỗi vằn bằng cách sử dụng vi khuẩn có thể được điều chỉnh để tiêu diệt loại muỗi Hổ châu Á. Và việc loại bỏ được cả hai loại muỗi này; sẽ góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm do muỗi như Zika; sốt xuất huyết và sốt vàng da và bệnh chikungunya.
Hiện kết quả nghiên cứu đang được đánh giá ngang hàng tại Viện Hàn lâm khoa học Mỹ. Và nhóm nghiên cứu cho biết một đối tác trong dự án đã trao đổi với chính phủ Singapore; để triển khai kế hoạch diệt muỗi tại nước này.
Một số phát minh khoa học công nghệ diệt mũi khác
Dùng công nghệ hạt nhân để diệt muỗi
Tờ Global Times đưa tin người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết; đây là công nghệ sinh học hiện đại duy nhất trên thế giới hiện nay có tiềm năng tiêu diệt các loài muỗi nhất định; tại một khu vực cũng như kiểm soát sự lây truyền dịch bệnh.
Cụ thể, phương pháp này dùng phóng xạ hạt nhân; để tiêu trừ khả năng sinh sản của muỗi đực. Sau khi được thả ra, những con đực vô sinh này sẽ giao phối với con cái ở ngoài tự nhiên; nhưng không thể duy trì nòi giống.
Theo truyền thông địa phương, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA); đã khen ngợi nghiên cứu diệt muỗi do Trung tâm Phát triển và Nghiên cứu Công nghệ Hạt nhân – thuộc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc – phối hợp cùng Đại học Sun Yat-sen.
Hợp chất từ vi khuẩn có khả năng chống muỗi
Trong các thử nghiệm tại lab, các phân tử này phát huy hiệu quả tương đương với DEET; trong việc ngăn chặn muỗi Aedes aegypti mang mầm bệnh Zika; sốt xuất huyết và sốt vàng da khi chúng hút máu nhân tạo do các nhà khoa học tạo ra. Kết quả thử nghiệm cho thấy; các hợp chất cũng có thể ngăn chặn hai loài muỗi khác, bao gồm: Anophele gambiae mang mầm bệnh sốt rét và Culex pipiens chứa virus West Nile.
Theo Susan Paskewitz, nhà côn trùng học tại trường Đại học Wisconsin-Madison; và là đồng tác giả nghiên cứu, dù DEET được coi là an toàn để sử dụng cho người và có hiệu quả chống muỗi, nhưng không có nhiều tuyến phòng thủ chống côn trùng lan truyền bệnh.
Các phân tử được tạo ra bởi vi khuẩn là sản phẩm phụ; của quá trình trao đổi chất của Xenorhabdus budORGensis, một loại vi khuẩn có mối quan hệ cộng sinh với loài tuyến trùng đất. Khi tuyến trùng tìm thấy côn trùng vật chủ như sâu bướm; nó sẽ chui vào và bài tiết vi khuẩn vào máu của vật chủ.
Vi khuẩn làm suy yếu hệ miễn dịch của vật chủ và biến đổi phần bên trong thành chất dạng sệt; một loại sữa lắc từ vi khuẩn để nhanh chóng tiêu diệt vật chủ.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viêt này. Tìm hiểu thêm thông tin về khoa học công nghệ tại đây.