Bệnh lao là một trong các căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở các loại gia súc như trâu, bò, đặc biệt là với các loại đang nuôi lấy sữa. Bệnh lao được do một loại vi khuẩn có tên Mycobacterium tuberculosis gây ra. Loại vi khuẩn này có sức đề kháng rất cao, khi trâu bò mắc phải bệnh này sẽ rất khó chữa trị. Do đó, người chăn nuôi cần phải có những biện pháp phòng bệnh cũng như chăm sóc cho đàn gia súc của mình một cách tốt nhất. Dưới đây là những kiến thức chi tiết về bệnh lao ở trâu, bò.
Mục lục
Cơ chế sinh bệnh
Trên một cơ thể, trực khuẩn lao đầu tiên xâm nhập vào sẽ gây nhiễm lao cho cơ thể (giao đoạn lao nhiễm). Vi khuẩn sau khi xâm nhiễ sẽ gây bệnh tích tại chỗ hoặc ở hạch lympho lân cận. Sự tác động tương hỗ giữa sức đề kháng của cơ thể và mầm bệnh tạo ra những hạt viêm đặc biệt gọi là hạt lao.
Nếu sức đề kháng của cơ thể tốt, các tổn thương có thể thành sẹo, cở thể lành bệnh. Nếu sức đề kháng của co thể kém, mầm bệnh lan tràn theo đường bạch huyết, tuần hoàn gây tổn thương các bộ phận khác trong cơ thể (giai đoạn lao bệnh).
Miễn dịch trong bệnh lao
Miễn dịch trong bệnh lao bò chủ yếu là miễn dịch qua trung gian tế bào, miễn dịch dịch thể có ít tác dụng. Miễn dịch bệnh lao thuộc kiểu miễn dịch mang trùng. Vi khuẩn lao bò sau khi bị thực bào không bị tiêu hóa, chúng chỉ bị tiêu hóa khi đại thực bào đã được hoạt hóa bởi Lymphokin.
Phương thức lây nhiễm
Trong tự nhiên có các đường truyền lây như sau:
– Đường hô hấp: qua mũi, họng và phổi, mầm bệnh có sẵn trong không khí, gia súc khoẻ hít vào mắc bệnh, đây là đường lây truyền quan trọng.
– Đường tiêu hoá: qua thức ăn, nước uống.
– Đường da và niêm mạc: với phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Ngoài ra bệnh có thể lây truyền trực tiếp từ bò mẹ qua nhau thai; từ bò mẹ lây cho bê con qua sữa hoặc lây qua đường phối giống.
Triệu chứng bệnh lao ở bò
Thời gian nung bệnh ở bò trung bình là 1 tháng.
– Lao phổi: biểu hiện rõ nhất là ho khan, ho từng cơn. Bò bị bệnh gầy sút nhanh, lông dựng đứng, da khô.
Bệnh nặng, có thể ho bật ra máu, miệng hoặc lỗ mũi thở rất khó khăn.
– Lao hạch: thường thì bò bị lao phổi thì hạch phổi cũng bị lao. Hạch sưng cứng, cắt hạch ra có hiện tượng bã đậu. Hạch không đau, các hạch bị lao là hạch trước vai, hạch trước đùi; hạch dưới hàm và hạch trước tuyến tai. Hạch ruột bị lao, con vật có hiện tượng rối loạn tiêu hoá.
– Lao vú: thường xảy ra ở bò cái lấy sữa. Bầu vú, núm vú biến dạng; chùm hạch vú sưng to, cứng, nổi cục.
Giảm lượng sữa hoặc dứt hẳn tiết sữa.
– Lao ruột: Bò ỉa chảy dai dẳng, phân tanh khẳm, hết đợt ỉa chảy đến đợt táo bón; làm con vật gầy nhanh
chóng.
Lưu ý: Trên một con bò có thể mắc nhiều hơn 1 thể lao hoặc tất cả các thể lao trên. Tuy nhiên những triệu chứng trên có thể nhầm lẫn với các bệnh khác; do đó cần tiến hành chẩn đoán bằng phản ứng dị ứng Tuberculin. Ngoài ra, cần tiến hành mổ khám tìm các hạt lao ở phổi và các phủ tạng khác.
Chẩn đoán bệnh
Do đặc điểm của bệnh lao, các triệu chứng khó phát hiện; không đặc hiệu ít nên trong thực tế sản xuất dùng phản ứng dị ứng tuberculin chẩn đoán hàng loạt; để bước đầu phát hiện những con có dấu hiệu bệnh.
Chẩn đoán phi lâm sàng
- Do trực khuẩn lao có nhiều kháng nguyên chéo với các loài trong giống Mycobacterium khác; nên không chẩn đoán huyết thanh học đối với bệnh lao.
- Tuy nhiên, nhờ nghiên cứu sâu về cấu trúc kháng nguyên; kháng nguyên A60 của Mycobacterium bovis đã được dùng trong kỹ thuật ELISA; để phát hiện kháng thể lao.
- Chẩn đoán phòng thí nghiệm chủ yếu áp dụng phương pháp PCR.
- Chẩn đoán bệnh lao bò tại trang trại hiện nay sử dụng kỹ thuật POCKIT iiPCR.
Cách phòng bệnh lao ở bò
– Phòng bệnh bằng vaccine B.G.G, tiêm vào lúc 15 ngày tuổi. Tuy nhiên hiện nay người ta ít dùng vì nó làm trở ngại việc chẩn đoán bệnh lao. Biện pháp chủ yếu là phòng bệnh bằng vệ sinh chăm sóc, tăng cường nuôi dưỡng; để nâng cao thể trạng và sức đề kháng đối với bệnh. Mật độ nuôi vừa phải, hạn chế sự thay đổi của môi trường.
– Tại các cơ sở chăn nuôi hàng năm phải tổ chức chẩn đoán bệnh lao bằng Tuberculin; để phát hiện gia súc bệnh.
– Thường xuyên tổng vệ sinh tiêu độc môi trường, quét dọn chuồng trại hằng ngày; định kỳ dùng các loại
thuốc sát trùng sau: Vimekon: 100g/20 lít nước, phun khắp trại; Vime- Iodine: 15ml/4 lít nước, phun sương trực tiếp trong chuồng nuôi.
Điều trị bệnh lao ở bò
Hiện nay việc điều trị bệnh lao phải có dài thời gian; rất tốn kém mà súc vật bệnh lại hồi phục chậm. Mặt khác khi điều trị bằng kháng sinh trong thời gian dài như vậy; dễ tạo dòng vi khuẩn kháng thuốc, mà chúng có thể lây sang người; do đó khi phát hiện gia súc bị bệnh lao thì phải kiên quyết xử lý để tránh lây nhiễm cho gia súc và người.