Bệnh tai xanh ở lợn còn có tên gọi khác là Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên lợn (viết tắt là PRRS), đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh tai xanh gây chết nhanh và lây lan rộng trong môi trường. Biểu hiện của bệnh là gây sảy thai và chết lưu ở lợn nái, còn với lợn thịt thì có triệu chứng sốt hay viêm phổi và dẫn đến tử vong. Do đó, người chăn nuôi cần có những biện pháp phòng tránh thật tốt để đàn lợn của mình không dính phải bệnh tai xanh.
Mục lục
Khái niệm PRRS
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS – Porcine Reproductive & Respiratory Syndrome); còn gọi là bệnh tai xanh (Blue Ear Disease – BED) xảy ra mọi lứa tuổi ở heo; nhưng thường ở heo con và heo nái mang thai.
Nguyên nhân gây bệnh tai xanh
Cơ chế gây ra
Nguyên nhân gây bệnh heo tai xanh là do virus Lelystad; thuộc họ Arteriviridae tấn công vào đại thực bào, làm suy giảm hệ miễn dịch; tạo điều kiện cho các bệnh bội nhiễm kế phát dễ dàng xâm nhập gây hại cho cơ thể.
Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể heo, đến cơ quan hô hấp; chúng sẽ tiêu diệt các đại thực bào làm hệ miễn dịch của thú bị suy yếu trầm trọng; từ đó dễ mắc các bệnh bội nhiễm:
– Do vi khuẩn: Mycoplasma hyopneumoniae (bệnh viêm phổi địa phương); Actinobacillus pleuropneumonia (bệnh viêm phổi-màng phổi), Pasteurella multocida (bệnh tụ huyết trùng); Haemophilus parasuis (bệnh Glasser), Bordetella bronchiseptica (bệnh viêm teo xương mũi truyền nhiễm), E.coli, (tiêu chảy)…
– Do virus: dịch tả, cúm, circovirus…
Con đường lây bệnh
Virus gây bệnh heo tai xanh qua hai con đường là trực tiếp và gián tiếp:
– Trực tiếp: Tiếp xúc với heo bệnh, heo mang trùng với các dịch tiết và chất thải có chứa virus; như nước mũi, nước bọt, tinh dịch, phân, nước tiểu. Đặc biệt bệnh truyền từ heo mẹ sang heo con, heo nái nhiễm bệnh lây lan qua heo con.
– Gián tiếp: Qua không khí, virus theo gió có thể đi xa 3 km, qua đường phối giống; dụng cụ tiêm chích, dụng cụ chăn nuôi, xe chuyên chở gia súc bệnh từ nơi này đến nơi khác; hay vật môi giới trung gian truyền lây như chim trời, chuột, ruồi, muỗi.
Cách phát hiện bệnh tai xanh
Các biểu hiện của bệnh thường không đặc trưng và dễ nhầm lẫn khi kế phát với các bệnh khác. Để phát hiện heo bệnh tai xanh, thường xuyên kiểm tra sức khỏe đàn heo nuôi; và sử dụng định nghĩa ca bệnh lâm sàng theo Cục Thú y như sau:
1. Heo sốt cao trên 40oC.
2. Khó thở.
3. Có những vết bầm, thâm tím trên da, tai tím xanh.
4. Heo ở các lứa tuổi khác nhau đều có thể mắc bệnh.
Trong thực tế chăn nuôi, khi người nuôi thấy các dấu hiệu sau đây:
– Heo chích kháng sinh nhiều ngày không giảm
– Có nhiều heo nái sẩy thai, hoặc sốt nằm đờ đẫn, hôn mê
– Heo con, heo cai sữa cả đàn có biểu hiện ửng đỏ toàn thân hoặc tai tím bầm; là phải nghi ngờ heo bị tai xanh !
Triệu chứng bệnh tai xanh
Biểu hiện bệnh tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi, tình trạng sức khỏe; tình trang vệ sinh, các chăm sóc, việc nhiễm bệnh lần đầu hay lần sau…
Đối với heo nái
- Sốt nhẹ (40 – 42 °C), giảm ăn uống và mệt mỏi.
- Ho và có các biểu hiện hô hấp như thở khó, thở nhanh, thở bụng; da bắt đầu chuyển từ màu hồng đến màu đỏ, tai chuyển sang màu tím xanh.
Heo nái có các biểu hiện rối loạn sinh sản rõ ràng nhất:
– Giảm số lượng nái thụ thai và nái đẻ.
– Tăng tỷ lệ đẻ sớm, kéo dài thời gian sảy thai, chết non, tăng số lượng heo con suy yếu (tỷ lệ chết 70%) và thai gỗ.
– Giảm tiết sữa và lên giống chậm.
– Heo nái mang thai có thể bị chết do chung virus cường độc.
Đối với heo con theo mẹ
– Tỷ lệ chết sơ sinh cao: 30 – 70 %.
– Heo con có thể chết vài giờ, vài ngày sau sinh (do heo mẹ mất sữa).
– Heo con tiếp tục chết trong 10 ngày sau sinh với biểu hiện hô hấp và tiêu hoá.
– Heo con gầy còm, lờ đờ, loạng choạng, bẹt chân, tiêu chảy nặng; sốt cao, khó thở, sung kết mạc, mí mắt.
Đối với heo cai sữa và heo lứa
– Một số con bỏ ăn nên thường chậm lớn, tăng trưởng không đồng đều, lông bị cứng và xù xì.
– Có những biểu hiện rối loạn hô hấp như: Ho, thở nhanh và hay hắt hơi.
– Tai bị lạnh nhưng khi đo thân nhiệt thì thấy heo sốt nhẹ, hai chân sau yếu và dáng đi loạng choạng.
– Da chuyển màu hồng đỏ, tai tím xanh. Tỉ lệ chết 12-15%, đa số bị bội nhiễm các bệnh khác tỉ lệ chết tăng cao đến 100%.
Đối với heo giống
– Sốt trên 40°C, giảm ăn,suy nhược.
– Heo cũng có những biểu hiện về hô hấp, lờ đờ.
– Viêm dịch hoàn, mất tính hăng, lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh kém.
Bệnh tích bệnh tai xanh
Khi mổ khám lợn bệnh thấy phổi bị viêm hoại tử và thâm nhiễm; đặc trưng bởi những đám chắc; đặc (nhục hoá) trên các thuỳ phổi. Mặt cắt ngang của thuỳ phổi bệnh lồi ra, khô. Viêm phế quản phổi hoá mủ ở mặt dưới thuỳ đỉnh, trong phế nang chứa đầy dịch viêm. Thận xuất huyết đinh ghim, não sung huyết, hạch amidan sưng, gan sưng, tụ huyết, lách sưng, nhồi huyết; hạch màng treo ruột xuất huyết, loét van hồi manh tràng.
Phương pháp điều trị bệnh heo tai xanh
Bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc đặc trị. Nguyên tắc điều trị là trợ lực, điều trị triệu chứng và chống nhiễm khuẩn kế phát.
– Dùng APA Anal C I để hạ sốt, APA Dexa I kháng viêm và APA Electrolytes P; để bổ sung thêm chất điện giải cho heo.
– Trợ lực trợ sức cho heo bằng APA Vitacomplex I, APA C 20 I.
– Chống phụ nhiễm vi khuẩn bằng kháng sinh: Dùng 1 trong các loại thuốc sau có hiệu quả cao với các phụ nhiễm do bệnh tai xanh như APA Tula I hoặc APA Ceftiofur S… sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn.
Biện pháp phòng ngừa bệnh heo tai xanh
Cách phòng ngừa khi chưa có dịch
– Tiêm ngừa đầy đủ các bệnh tai xanh, dịch tả, tụ huyết trùng, thương hàn, suyễn trên heo theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
– Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho heo.
– Giữ ấm chuồng trại lúc mưa gió, làm mát lúc nắng nóng. Vệ sinh, sát trùng kỹ bên ngoài và bên trong chuồng sau khi xuất bán heo.
– Mỗi khi thời tiết thay đổi nên pha một trong các loại thuốc; như APA Flo Do P hoặc APA Tylodo P… vào thức ăn; để khống chế các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp và tiêu hóa.
– Bổ sung APA Antistress P vào khẩu phần của heo để tăng cường hệ miễn dịch; góp phần phòng các bệnh do vi khuẩn và virus gây ra trên heo.
Cách phòng ngừa lây lan bệnh khi có dịch
– Cách ly ngay những heo bệnh để điều trị riêng.
– Không giết mổ heo bệnh tại nhà, không vứt xác thú chết xuống sông; hoặc vứt ra ngoài đồng mà phải chôn sâu heo chết và có rắc vôi bột.
– Không giấu dịch, không bán chạy heo bệnh.
– Không mua heo bệnh và thịt heo bệnh.
– Trong mùa dịch bệnh nên hạn chế nhập heo mới vào đàn (trước khi nhập đàn phải nuôi cách ly để theo dõi tối thiểu 3 tuần).
– Hạn chế khách tham quan chuồng trại.
– Phải luân phiên phun xịt thuốc sát trùng như APA Perin 50 L hoặc APA Clean để tiêu diệt mầm bệnh.