Tôm sú là loài nuôi nước mặn quan trọng và phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Việc nuôi tôm sú thành công đã mang lại nguồn thu nhập khủng cho nhiều gia đình vùng ven Đồng bằng sông Cửu Long. Có nhiều hình thức nuôi tôm như thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến phù hợp với quy mô gia đình. Tuy nhiên, hiện nay dịch bệnh xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng lớn đến lợi ích kinh tế của người chăn nuôi. Ngoài các bệnh nguy hiểm thường gặp trên tôm sú thâm canh do virus hoặc các bệnh liên quan đến gan tụy, các bệnh do sinh vật bám vào cũng gây ra những thiệt hại đáng kể cho ngành nuôi trồng thủy sản.
Mục lục
Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh
Cơ thể tôm bị đóng một lớp rong màu xanh hoặc đen. Lớp rong này có thể bám từng phần hoặc toàn bộ cơ thể tôm. Bệnh làm cho tôm hoạt động khó khăn. Bệnh nặng phá hủy vỏ tôm và xâm nhập vào cơ thịt tôm. Ngoài ra bệnh còn tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập.
Bệnh đóng rong, đóng nhớt trên tôm có thể do các vi khuẩn dạng sợi, tảo, nấm, nguyên sinh động vật hoặc dinh dưỡng kém đưa đến việc lột xác không đều và chất lượng vỏ Kitin không tốt nên dễ bị các cá thể khác bám vào phát triển. Bệnh dễ xảy ra ở những ao nuôi có mức nước thấp (rong, tảo), những ao có đáy dơ hoặc nguồn nước xấu, nhiều chất hữu cơ, chất thải sinh hoạt hoặc chăn nuôi (vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật).
Cách nhận biết bệnh đóng rong trên tôm sú
Tôm sú bị đóng rong rất dễ nhận biết bằng mắt thường, bà con chỉ cần bắt tôm và quan sát xem vỏ tôm có bị trơn, bị nhớt hoặc có rong, tảo bám vào hay không. Tôm bị nhiễm bệnh thường có các dấu hiệu như:
– Tôm yếu, bỏ ăn, chậm lớn, ít di chuyển và cặp mé bờ.
– Mang bị tổn thương hoặc biến đổi màu sắc sang màu đen
– Vỏ tôm trơn giống như phủ nhớt, quan sát giống như 1 lớp tảo bám trên bề mặt.
– Toàn thân bị sơ, chủ yếu ở phần đầu ngực, mang và các phụ bộ.
– Khi tôm bị đóng rong trên vỏ thường xuất hiện màu xanh của tảo, màu đen của khói đèn hay màu xám đục giống bùn, đặc biệt là vùng đầu ngực, mang và các phụ bộ.
– Tôm bị bệnh đóng rong khiến tôm di chuyển khó khăn.
– Nếu bị nặng, có thể khiến phá hủy vỏ tôm, xâm nhập vào cơ thịt của tôm, tạo điều kiện cho các vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập.
Phòng và điều trị bệnh hiệu quả
Phòng bệnh
– Nếu độ mặn trong ao <5ppt thì mỗi tuần chúng ta nên đánh 0kg muối/.600mét vuông ao, đánh vào lúc trời có nắng và tập trung đánh ở vùng có bùn nhiều.
– Kiểm tra thức ăn kỹ, tránh tình trạng dư thừa.
– Không nên để mật độ tảo dày kéo dài.
– Có ao chứa lắng để cung cấp nước cho ao nuôi.
– Tăng cường cánh quạt nước cung cấp đầy đủ oxy giúp tôm dễ dàng lột xác hơn. Sử dụng men vi sinh như NB 25, ZEOBAC định kỳ.
Điều trị bệnh đóng rong trên tôm
* Có thể sử dụng trong những cách sau:
– Thay nước (đã xử lý ) 20- 30% mỗi ngày.
– Dùng SEAWEED với liều 0,5-ppm. Có thể dùng BKC 800 với liều 0,8 ppm.
* Chú ý: khi dùng hoá chất làm hàm lượng oxy trong ao giảm mạnh vào ban đêm, cần phải tăng cường chạy máy quạt nước sau khi sử dụng hoá chất.
– Dùng NOVAXIDE lít/4.000mét khối nước, 5 ngày dùng một đợt.