Cây cần tây là loại rau dần trở nên quen thuộc trong cuộc sống hiện này. Loài cây này không chỉ có thể dùng như một loại nước ép bổ dưỡng mà đây còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh. Đặc biệt, loại cây này còn là một vị thuốc có khả năng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiêu hóa rất hiệu quả. Do vậy mà nhiều bà con nông dân đã canh tác cần tây nhiều hơn trước kia. Dẫu vậy, không phải việc gì cũng suôn sẻ. Bởi lẽ, trong quá trình trồng trọt, bà con rất hay gặp phải bệnh đốm lá vi khuẩn cần tây. Vậy có cách nào để phòng và trị bệnh đốm lá vi khuẩn cần tây hay không?
Mục lục
Sơ nét về cần tây – loài cây quen thuộc bổ dưỡng

Cần tây thuộc thành phần của họ Apiaceae, bao gồm: cà rốt, củ mùi, mùi tây và celeriac. Thân cây giòn khiến cho loại rau này trở thành một món ăn nhẹ phổ biến. Cần cây ít calo và có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chất xơ trong cần tây có lợi cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Cần tây cũng chứa chất chống oxy hóa. Một chất đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa bệnh tật.
Cây có nguồn gốc xuất xứ từ bờ biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Cần tây được trồng lâu đời tại các nước phương Tây để ăn kèm và điều trị bệnh cao huyết áp. Hiện tại, cây được trồng nhiều ở nước ta tại các vùng thung lũng, đầm lầy như Quảng Ngãi, Bình Định… Cần tây sinh trưởng mạnh vào vụ đông xuân. Cây được gieo trồng bằng hạt. Đất trồng rau thích hợp là đất cát pha, nhiều mùn tơi xốp giữ ẩm tốt. Đây là loại rau có thể thu hoạch quanh năm. Mùa hoa quả tháng 3 – 5.
Triệu chứng gây hại của bệnh

- Triệu chứng ban đầu của bệnh trên cần tây rất thường rất nhỏ. Đường kính khoảng 2-5 mm. Hình dạng góc cạnh. Vết đốm nhũn nước và xuất hiện vết nhầy ở cả hai mặt của lá.
- Khi bệnh đốm lá vi khuẩn phát triển, vết đốm mở rộng ra và chuyển thành màu nâu tối. Dưới điều kiện khô vết bệnh thường có màu nâu sáng và mỏng.
- Trong điều kiện thuận lợi cho bệnh đốm lá vi khuẩn phát triển, số lượng vết bệnh trên lá tăng mạnh, các đốm bệnh sẽ kết lại với nhau thành khối kết quả gây hiện tượng chết toàn bộ lá, sức sống của cây giảm. Trong một số trường hợp, cây có thể bị chết.
- Triệu chứng của bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh cháy lá vi khuẩn, tuy nhiên bệnh đốm lá vi khuẩn sẽ không xuất hiện trên cuốn lá cần tây
Tác nhân và chu kỳ gây bệnh dễ gặp
- Bệnh đốm lá vi khuẩn gây ra bởi vi khuẩn Pseudomonas syringae Apii.
- Mầm bệnh đốm lá vi khuẩn có thể tồn tại trên hạt cần tây từ 2 tới 3 năm, do đó hạt là một trong nguồn chính truyền nhiễm bệnh.
- Vi khuẩn đốm lá cũng có thể tồn tại trên bề mặt lá, khi gặp điều kiện thích hợp chúng có thể xâm nhiễm vào lá qua đường khí không hoặc vết thương.
- Bệnh thường xuất hiện trên nhưng cây con có bộ lá tốt sum xuê, dưới điều kiện nắng nóng, ẩm độ cao và bón phân chứa đạm nhiều.
Phương pháp phòng và trị bệnh
- Sử dụng hạt giống không mang mầm bệnh đốm lá vi khuẩn hoặc tỷ lệ hạt bị nhiễm bệnh không đáng kể.
- Xử lý hạt giống trong nước nóng ở 500C trong khoảng thời gian 25 phút.
- Vệ sinh vườn ươm cây con thật kỹ, khử trùng các dụng cụ sản xuất, ngăn cản di chuyển mầm bệnh từ vườn này sang vườn khác.
- Dùng hệ thống tưới nhỏ giọt, hạn chế tưới phun mưa, tránh dùng các hệ thống nước tưới áp lực cao có thể gây vết thương từ đó mầm bệnh dễ xâm nhiễm.
- Sử dụng các thuốc hóa học gốc đồng để phòng trừ đốm lá vi khuẩn ở cần tây.