Đậu Hà Lan là cây trồng nông nghiệp yêu cầu dinh dưỡng khoáng không cao. Cây này có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất, từ đất cát nhẹ nhiều mùn đến đất sét nặng. Vì vậy, ở bất kỳ địa phương nào thì chúng ta cũng có thể trồng được loại cây này. Do đó mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp đậu Hà Lan ở mọi miền đất nước. Tuy nhiên, đậu Hà Lan cũng dễ bị tấn công bởi nhiều loại sâu bệnh mà chúng ta không lường trước được. Với mong muốn cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích nhất cho quá trình trồng trọt, 2findx.com xin giới thiệu đến bà con bệnh cháy lá đậu Hà Lan và cách phòng trừ loại bệnh này đem lại hiệu quả cao nhất.
Mục lục
Đôi nét về đậu Hà Lan – loại thực phẩm được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Đậu Hà Lan là loại cây thân thảo, dây leo. Lá kép, có 1 – 3 đôi lá chét. Mỗi lá chét có các đầu cuốn thường biến thành tua cuốn. Bên cạnh lá chét còn có lá kèm rất lớn. Hoa mọc ở nách, thường mọc thành chùm với màu tím hoặc trắng. Quả đậu hòa lan có dẹt, màu xanh và bên trong có chứa hạt. Mỗi quả chứa khoảng 5 – 6 hạt có dạng hình cầu.
Đậu Hà Lan có nguồn gốc từ các vùng Cận Đông và Trung Á. Do đặc tính dễ thích nghi và có thể sống ở nhiều loại đất khác nhau, hiện tại đậu hòa lan được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo các nghiên cứu, đậu hòa lan chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, dược liệu này còn chứa nhiều chất xơ và protein. Cụ thể, cứ 170 gram đậu hòa lan cung cấp các thành phần dưỡng chất sau đây:
- Calo: 62
- Vitamin A: 34% RDI
- Vitamin C: 13% RDI
- Vitamin K: 24% RDI
- Thiamine: 15% RDI
- Folate: 12% RDI
- Carbs: 11 gram
- Mangan: 11% RDI
- Chất xơ: 4 gram
- Protein: 4 gram
Tìm hiểu triệu chứng bệnh cháy lá đậu Hà Lan
- Triệu chứng bệnh cháy lá đậu Hà Lan có thể xuất hiện trên bất cứ bộ phận nào của cây bao gồm thân, lá, rễ và hoa, trái.
- Ban đầu vết bệnh màu vàng nhỏ sau đó kích thước mở rộng dần, hình bất định làm cho lá co lại, trên bề mặt vết bệnh có thể xuất hiện các hạch nấm màu đen.
- Hoa bị nhiễm bệnh thường có thể bị cháy hoặc phát triển bình thường nhưng kích cỡ nhỏ, trái đậu hình tròn và xuất hiện vết bệnh sũng nước.
- Bệnh có nguồn gốc từ đất, do đó bệnh có thể xâm nhiễm vào giai đoạn hạt khi mới gieo xuống đất, cây con sau khi nảy mầm và hình thành lá thật đã biểu hiện triệu chứng cháy lá.
Tác nhân và chu kỳ gây bệnh cháy lá ở đậu Hà Lan
- Bệnh cháy lá đậu hà lan do nấm Septoria pisi gây ra.
- Ẩm độ cao và sương nhiều sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
- Bệnh có nguồn gốc từ đất, xâm nhiễm vào cây con khi gặp điều kiện đất và khí hậu thích hợp. Vi khuẩn cũng có thể truyền nhiễm thông qua bọ đục trái.
- Dụng cụ nông nghiệp bị nhiễm bệnh là một trong những nguồn chính lây nhiễm trên đồng ruộng.
Biện pháp phòng và trị bệnh cháy lá đậu Hà Lan
- Dọn sạch cây bị bệnh vụ trước sau đó gom đốt trước khi trồng vụ mới.
- Không sử dụng hệ thống tưới phun mưa khi triệu chứng bệnh xuất hiện.
- Khi trời xuất hiện nhiều sương mù nên tiến hành phun phòng bằng thuốc hóa học.
- Sử dụng thuốc hexaconazole, thiophanate-methyl để phòng bệnh.