Liên Bộ Công Thương – Tài chính vừa có thông báo về việc điều chỉnh giá xăng trong nước. Trong đó giá xăng RON 95 tăng 1.460 đồng, đột phá mốc 24.000 đồng/ lít. Đây được đánh giá là mức tăng cao nhất, thậm chí là phá “đỉnh” trong 7 năm qua. Từ đầu tháng 2 đến nay, giá xăng dầu trong nước đã 13 lần tăng. Nhưng chỉ mới có 4 lần giảm. Tuy nhiên, thực tế theo chuyên gia kinh tế nhận định, do có sự hỗ trợ từ quỹ BOG. Cho nên giá xăng dầu trong nước biến động vẫn ở mức thấp hơn so với giá sàn thế giới.
Mục lục
Giá xăng trong nước tăng phi mã
Từ 16h hôm nay 26/10, giá xăng trong nước mỗi lít E5 RON 92 tăng 1.430 đồng, xăng RON 95 tăng 1.460 đồng và giá dầu các loại đồng loạt tăng 120 – 1.010 đồng/lít,kg. Liên Bộ Tài chính – Công Thương vừa yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, bắt đầu từ 16h hôm nay (26/10).
Giá xăng trong nước tăng liên tiếp
Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 lên mức 23.110 đồng/lít, tăng 1.430 đồng. Giá xăng RON 95 là 24.330 đồng/lít, tăng 1.460 đồng. Như vậy, giá xăng RON 95 đã vượt ngưỡng 24.000 đồng/lít còn xăng E5 RON 92 vượt 23.000 đồng/lít. Đây là kỳ tăng giá lần thứ tư liên tiếp từ 10/9 đến nay. Giá xăng RON 95 đã lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2014.
Giá dầu cũng tăng cao
Tương tự, giá các mặt hàng dầu cũng đều tăng. Trong đó, giá dầu hỏa là 17.630 đồng/lít, tăng 1.010 đồng; dầu diesel là 18.710 đồng/lít, tăng 1.170 đồng và dầu mazut là 17.210 đồng/kg, tăng 120 đồng/kg.
Ở kỳ điều chỉnh này, cơ quan điều hành chi 1.100 đồng (nhiều hơn kỳ trước 150 đồng) từ quỹ bình ổn giá xăng dầu để bù cho mỗi lít xăng E5 RON 92; RON 95 là 400 đồng, kỳ trước là 0 đồng. Dầu diesel và dầu hoả có mức chi quỹ lần lượt là 150 đồng và 100 đồng mỗi lít. Riêng dầu mazut không chi quỹ và được trích quỹ bình ổn 100 đồng/kg.
Vì sao giá bán lẻ xăng dầu tăng cao?
Theo Bộ Công Thương, thị trường nhiên liệu thế giới “lên cơn sốt”. Vì vậy đã gây sức ép lên giá bán lẻ xăng dầu trong nước.
Thị trường xăng dầu thế giới
Cụ thể, thị trường xăng dầu thế giới thời gian qua chịu ảnh hưởng của việc nhu cầu tăng khi các nước nới lỏng dần lệnh cấm đi lại, thiếu nguồn cung về than và khí đốt tại Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu; mức dự trữ dầu thô của Mỹ sụt giảm… Các yếu tố trên đã tác động làm giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua.
Giá bình quân các sản phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 26/10/2021 cụ thể như sau: 97,36 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 (tăng 9,21 USD/thùng so với kỳ trước); 100,38 USD/thùng xăng RON 95 (tăng 10,13 USD/thùng); 95,20 USD/thùng dầu diesel 0.05S (tăng 7,44 USD/thùng); 94,56 USD/thùng dầu hỏa (tăng 6,50 USD/thùng); 497,097 USD/tấn dầu mazut 180CST 3.5S (tăng 4,482 USD/tấn).
Tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp
Trong khi đó, tình hình dịch bệnh trong nước mặc dù được kiểm soát. Nhưng vẫn còn có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân. Cũng như hạn chế mức tăng giá xăng dầu, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã chi sử dụng liên tục quỹ bình ổn giá ở mức cao. Từ đầu năm 2021 đến nay, quỹ bình ổn giá đã chi liên tục với mức chi 100 – 2.000 đồng/lít/kg.
Theo Bộ Công Thương, ở kỳ điều hành lần này. Nếu không tăng chi quỹ bình ổn giá đối với xăng E5 RON 92 và không chi quỹ bình ổn giá đối với xăng RON 95 thì giá các mặt hàng xăng sẽ tăng từ 1.859 đồng/lít đến 2.527 đồng/lít. So với hồi đầu tháng 9, tổng cộng mỗi lít xăng RON 95 đắt thêm 3.200 đồng. Còn xăng E5 RON 92 thêm 3.220 đồng. Các mặt hàng dầu cũng tăng 2.190 – 3.050 đồng/lít,kg tuỳ loại.
Áp lực từ giá xăng trong nước liên tục tăng
Việc giá xăng dầu tăng mạnh và tăng liên tục đang gây áp lực quá lớn lên đà phục hồi kinh tế. PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), phân tích giá xăng dầu nội địa phụ thuộc vào chính sách tài chính của mỗi quốc gia.
Tại VN, có 2 “van” liên quan đến quyết định tăng hay giảm giá xăng dầu là Quỹ bình ổn giá xăng dầu và thuế. Trong đó, Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã cạn kiệt. Thậm chí trong thời gian qua việc chi liên tục khiến quỹ có nguy cơ âm. Thế nên, mong muốn giá xăng dầu giảm bớt bằng cách dựa vào nguồn quỹ này là không thể. Còn “van” thứ 2 là giảm thuế cho mặt hàng xăng dầu hiện nay là rất khó. Do nguồn thu đang bị ảnh hưởng nặng nề.