Loài cá bống bớp chủ yếu được sống ở những vùng nước lợ. Giống cá này được phân bố ở nhiều nơi thuộc vùng duyên hải Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Cụ thể, chúng rất thích sống ở những nơi có điều kiện nhiệt độ lý tưởng từ khoảng 20 – 30 độ C, độ mặn nước phải nằm trong khoảng từ 2 – 25%. Cá bống bớp không chỉ nổi tiếng bởi vì chúng có giá trị dinh dưỡng cao mà loại cá này còn thu hút người dân bởi hương vị thơm ngon không thể nào chối từ. Để nuôi được chúng, người chăn nuôi loại cá này cần phải chú ý đến bệnh lở loét trên thân cá bống bớp.
Mục lục
Cá bống bớp
Cá bống bớp là loài cá nước lợ có tên khoa học là Bostrychus sinensis. Còn có tên gọi khác là cá bớp hay cá bống bốn mắt. Được xem là đặc sản của vùng nước lợ do thịt cá thơm ngon. Cá bống bớp còn được các chuyên gia đánh giá là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Không chỉ được người dân trong nước ưa chuộng mà còn mang lại giá trị kinh tế cao được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Cũng chính vì điều đó mà đã từng có khoảng thời gian cá bống bớp bị đánh bắt nhiều đến mức đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, hiện nay loài cá này đã được nhân giống và nuôi nhiều ở các quốc gia như: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,… Ở nước ta, cá bống bớp được bà con địa phương nuôi phổ biến ở các vùng ven biển.
Đó là những thông tin về loài cá bống bớp bớp. Tất nhiên, trong quá trình nuôi cá không thể tránh khỏi bệnh tật. Nhất là ở giai đoạn nuôi thương phẩm cá thường xuất hiện một số bệnh phổ biến như: xuất huyết, lở loét thân. Nguyên nhân được xác định là do vi khuẩn Vibrio vulnificus và có khả năng lây lan rất nhanh. Có khả năng bùng phát thành dịch bệnh và gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá thương phẩm.
Đặc điểm ngoại hình cá bống bớp
Các chuyên gia cho biết giống cá này có tốc độ sinh trường rất chậm. Khi trưởng thành, kích thước tối đa cá có thể đạt là dài 18 cm và nặng 300 gr.
- Cá có ngoại hình độc đáo với phần thân có dụng trụ tròn..
- Bắp đuôi của chúng khá dài và khỏe
- Đầu hơi dẹt so với những giống cá khác.
- Thân cá khá nhớt và trơn trượt.
- Gốc vây đuôi cá có hình thái độc đáo với chấm đen to tròn xung quanh.
- Nhờ vậy, không khó để phân biệt được loài cá quý hiếm này với những cá thể thuộc họ cá bống khác.
Cũng giống như các loài sinh vật khác, loài cá này sở hữu tập tính sinh sản rất đặc trưng của riêng mình. Thông thường, mùa giao phối và sinh đẻ của cá kéo dài từ đầu tháng 4 đến hết tháng 8. Lúc này, thời tiết mát mẻ và nước có độ mặn thích hợp tạo nên nguồn thức ăn vô cùng phong phú. Nhờ vậy, rất phù hợp cho các hoạt động sinh sản của cá.
Cá bống bớp thường trưởng thành có đầy đủ khả năng sinh sản khi được 1 tuổi. Đây là loài có tập tính thụ tinh ngoài, trứng đẻ ra dính. Các tài liệu ghi chép cho biết loài cá này thường làm tổ. Đào hang đẻ trứng để bảo vệ con tốt nhất.
Cách điều trị bệnh lở loét
Khi mắc bệnh, người nuôi có thể dễ dàng phát hiện ra bệnh. Bằng cách nhận diện các triệu chứng như: thân cá bị lở loét (đầu, thân, đuôi), cụt râu. Xuất hiện đốm ở vùng da quanh miệng, hậu môn, vây lưng, vây ngực,… Trước đây, phương pháp chữa trị bệnh lở loét trên cá bống bớp được áp dụng chủ yếu là dùng kháng sinh như: Ciprofloxacin, Doxytocin, Trimethoprim-sulfamethoxazole. Song, việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Dang dần được thay thế bằng những phương pháp tự nhiên nhằm đảm bảo an toàn hơn.
Để đáp ứng yêu cầu đó, bên cạnh việc khuyến cáo bà con sử dụng; những loại chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản để cá nuôi khỏe mạnh. Các nhà khoa học của ĐH Vinh đã nghiên cứu thành công phương pháp trị bệnh lở lét trên cá bớp. Bằng cách sử dụng hỗn hợp bột gừng, bột tỏi. Không chỉ mang lại hiệu quả điều trị cao. Mà giá thành còn thấp hơn rất nhiều so với việc dùng kháng sinh.
Cách thực hiện biện pháp
Cách chế biến bột gừng, bột tỏi: Lựa chọn những củ tỏi. Và củ gừng khô, không bị sâu, mốc, rồi tách riêng thành từng nhánh nhỏ (tỏi) và cạo sạch vỏ (gừng). Tiếp đến mang rửa sạch và để ráo nước. Tiếp đến, cắt củ tỏi và củ gừng thành từng lát mỏng rồi mang sấy khô ở nhiệt độ từ 40-50oC. Nghiền nhỏ rồi rây thành bột mịn. Sau cùng cho bột tỏi và bột gừng vào túi nilong bịt kín, bảo quản ở nhiệt độ thường.
Cách sử dụng bột tỏi, bột gừng trong điều trị bệnh: Sử dụng bột tỏi trộn vào thức ăn cho cá để trị bệnh do vi khuẩn Vibrio vulnificus gây ra. Trộn bột gừng và bột tỏi theo tỉ lệ 12.5% : 87.5%. Để tạo thành hỗn hợp thay thế các loại thuốc kháng sinh trong trị bệnh rất hiệu quả. Qua bài viết này, 2findx.com hy vọng bà con có thể điều trị bệnh lở loét trên cá bống bớp hiệu quả, kịp thời. Một lần nữa, cảm ơn bà con đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Chúc bà con vụ mùa bội thu!