Cà chua một loại thực phẩm phổ biến, cà chua giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mọi người, còn là nguyên liệu làm đẹp cho phụ nữ, cà chua được mọi người dùng để chế biến những món ăn ngon, nhiều người yêu thích. Đây cũng là một trong những cây trồng phổ biến của bà con nông dân, có hiệu quả kinh tế giúp bà con cải thiện được đời sống. Cà chua cũng như bao loại rau củ khác chúng cũng có những bệnh tác động đến cây, hoa, quả dẫn đến không đạt được lượng quả mà mọi người mong muốn, nếu phát hiện và nhận biết được bệnh sớm thì có thể ngăn chặn được thiệt hại. Chúng tôi chia sẻ cho mọi người những loại bệnh phổ biến ở cây cà chua và biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.
Mục lục
Bệnh đốm vi khuẩn và biện pháp phòng trừ
Triệu chứng:
- Bệnh gây hại trên lá, thân và quả từ khi cây còn nhỏ đến khi thu hoạch.
- Trên lá vết bệnh là những vết nhỏ trong mờ dạng giọt dầu, sau chuyển màu nâu đen, xung quanh màu vàng.
- Phần giữa đốm bệnh khô dần và thường bị rách.
- Trên thân vết bệnh có màu xanh tối, không có hình dạng nhất định, nhìn hơi ướt, về sau chỗ vết bệnh có màu nâu và khô đi.
- Trên quả vết bệnh là những đốm nhỏ, màu nâu đen, ướt, hơi nhô lên mặt quả còn xanh. Trên quả chín bệnh tạo thành những quầng màu xanh đậm, ướt, đường kính 3-6mm.
Nguyên nhân:
- Bệnh do Vi khuẩn Xanthomonas campestris gây ra.
- Vi khuẩn Xanthomonas campestris phát triển mạnh ở nhiệt độ 30ºC. Tồn tại trong hạt giống và trong đất.
Phòng & Trị:
- Dùng hạt giống sạch bệnh.
- Vệ sinh đồng ruộng thật kỹ trước khi trồng.
- Khi cây bị nhiễm bệnh sử dụng: ELICITOR + SIÊU ĐỒNG phun ướt đẫm thân, cành, lá.
Cà chua xuất hiện bệnh đốm vòng
Triệu chứng:
- Bệnh gây hại các giai đoạn sinh trưởng và trên các bộ phận của cây.
- Trên lá: vết bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở các lá già phía dưới, sau lan dần lên các lá trên. Vết bệnh hình tròn hoặc có cạnh, màu nâu sẫm, trên đó có các vòng tròn đồng tâm, màu đen.
- Trên quả: vết bệnh xuất hiện đầu tiên ở cuống hoặc tai quả, hình tròn màu nâu sẫm, hơi lõm xuống và cũng có vòng đồng tâm màu đen.
- Trên thân: vết bệnh màu nâu, hơi lõm và có đường tròn đồng tâm.
Nguyên nhân:
- Bệnh mốc sương do nấm Alternaria solani gây ra.
- Bệnh phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao.
Phòng và trị bệnh cho cây cà chua
- Dùng giống kháng bệnh.
- Luân canh cây trồng khác họ.
- Vệ sinh đồng ruộng.
Chú ý phòng bệnh vào đầu mùa mưa. Khi xuất hiện bệnh trên cây pha 250ml ELICITOR + 500ml SIÊU ĐỒNG với 200 lít nước, phun ướt đẫm thân, cành, lá. Cây bị bệnh sử dụng phun 2 lần cách nhau 3 – 5 ngày.
Cà chua mắc bệnh mốc xương
Tác nhân gây hại là nấm Phytophthora infestans. Trong điều kiện thời tiết ẩm và mát, nhiệt độ từ 18-22°C bệnh phát triển rất mạnh. Bà con cần đặc biết chú ý.
Triệu chứng gây hại:
- Bệnh gây hại trên các bộ phận của cây như: lá, thân, rễ, hoa, trái.
- Trên lá: lúc đầu là một đốm nhỏ màu xanh tái hơi ướt, không có ranh giới rõ rệt ở mép lá. Sau lan vào phía trong phiến lá thành vết lớn, màu nâu đen, có ranh giới rõ rệt. Mặt dưới lá có lớp trắng xốp. Bệnh nặng làm toàn bộ phiến lá bị khô.
- Trên thân cành: vết bệnh lúc đầu có hình bầu dục nhỏ, sau lan rộng bao quanh thân làm thân thối mềm, úng nước và dễ gãy.
- Trên hoa: vết bệnh màu nâu hoặc nâu đen ở đài hoa, sau đó lan rộng làm cho hoa bị rụng.
- Trên quả: vùng nhiễm bệnh có màu nâu đậm, cứng và nhăn. Khi trời ẩm ướt làm cho quả bị thối.
benh-moc-suong
Phòng & Trị:
- Vệ sinh đồng ruộng, thu gom, tiêu hủy quả bị bệnh, cắt tỉa loại bỏ các lá già, lá bệnh.
- Trồng cây giống sạch bệnh.
- Trồng cây với mật độ thích hợp.
- Phòng bệnh: sử dụng 500ml CNX – CN pha với 300 lít nước phun phòng vào đầu mùa mưa.
- Khi cây bị bệnh sử dụng ELICITOR + SIÊU ĐỒNG phun ướt đẫm thân, cành, lá.
Bệnh lở cổ rễ thường gặp ở cà chua
Bệnh do nấm Pythium sp., Phytophthora pesrasitica, Rhizoctonia solani gây ra. Nấm gây bệnh tồn tại trong đất, thích hợp với ẩm độ và nhiệt độ cao.
Triệu chứng: Phần thân dưới mặt đất bị thối khô và có màu nâu sẫm đến đen. Vết bệnh thường giới hạn ở phần ngoài của thân và các cây bị nhiễm có thể bị đổ hoặc lá bị rũ, xám bóng và có màu xanh lục. Những cây bị nhiễm sẽ còi cọc và chết.
Phòng & Trị:
- Vệ sinh đồng ruộng triệt để và bón phân đầy đủ, cân đối.
- Biện pháp sinh học: Sử dụng chế phẩm MIG-29 + SIÊU ĐỒNG phun ướt đẫm thân, cành lá.
Cà chua xuất hiện bệnh héo xanh vi khuẩn
Triệu chứng:
- Bệnh gây hại trên ớt, cà chua và khoai tây. Bệnh đều biểu hiện triệu chứng tương tự nhau. Trên ớt và cà chua bệnh thường xuất hiện nặng thời kỳ ra hoa, tạo quả.
- Thường ban đầu cây có biểu hiện héo, sau đó phục hồi vào ban đêm. Sau vài ngày thì cây chết không phục hồi được nữa, lá không chuyển màu vàng.
- Phần bị bệnh có dạng dịch nhày chứa nhiều vi khuẩn.
Nguyên nhân:
- Bệnh do Vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra
- Vi khuẩn Pseudomonas solanacearum phát triển mạnh ở nhiệt độ 30-35oC. Tồn tại rất lâu trong đất và lan truyền qua hạt giống, cây bệnh và dụng cụ lao động.
Phòng & Trị:
- Vệ sinh đồng ruộng triệt để
- Trồng cà chua trên chân đất dễ thoát nước.
- Bón phân đầy đủ, cân đối. Tăng cường nguồn phân hữu cơ cho cây khỏe để tăng khả năng chống chịu bệnh của cây.
- Không trồng cà chua trên đất đã bị nhiễm bệnh nặng.
- Luân canh với cây trồng khác họ.
- Biện pháp sinh học: Sử dụng chế phẩm CNX-CN để phòng và trị
Bệnh thường gặp tuyến trùng hại rễ ở cà chua
Triệu chứng: Tuyến trùng chích hút rễ của nhiều loại cây làm cho rễ cây phình ra tạo ra các khối u của rễ, làm cây phát triển chậm, còi cọc, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn tấn công như vi khuẩn gây bệnh héo xanh.
Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển bệnh:
- Bệnh do tuyến trùng Meloidogyne sp.
- Tuyến trùng cũng có thể lan truyền theo dòng nước tưới tiêu, cây giống, phân bón. Ở Lâm Đồng đất đồi cao và đất nhẹ thường bị tuyến trùng nặng hơn đất nặng. Nhiệt độ 26 – 28°C rất thuận lợi cho sự phát triển của tuyến trùng. Nhiệt độ cao 40 – 50oC sẽ giết chết tuyến trùng.
- Khi bị tuyến trùng gây hại, việc tạo ra rễ thứ cấp giảm, điều này làm giảm khả năng sinh trưởng của cây.
Phòng & Trị:
- Luân canh cây trồng với cây hành.
- Tăng cường bón phân hữu cơ sẽ hạn chế tuyến trùng hại rễ.
- Biện pháp sinh học: Sử dụng chế phẩm CNX-TT để phòng và trị