Mồng tơi là một loại rau phổ biến của người Việt Nam, loại rau mồng tơi thường được chế biến nh nhiều món ăn hấp dẫn, nấu canh, xào, …cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt những ngày hè nắng nóng. Vậy để có được những món ăn ngon thì mồng tơi cần có chất lượng tốt. Mồng tơi là một loại cây dễ trồng và chăm sóc không đòi hỏi kỹ thuật cao, tươi tiêu phân bón có thể lên rất tốt, những không phải là không có bệnh hoàn toàn. Những loại bệnh thường gặp ở cây mồng tơi và biện pháp phòng bệnh, một số bệnh thường mắc như đốm mắt cua thường có những dấu chấm tròn màu đỏ trên lá và một số bệnh khác. Nên cần được xử lý ngay để có được một vườn rau mồng tơi xanh tốt.
Mục lục
Cây mồng tơi và một số bệnh thường gặp
Mồng tơi là loại rau phổ biến vào mùa hè của nước ta. Cây mồng tơi rất dễ trồng, sinh trưởng nhanh và ít loại sâu bệnh hại tấn công. Tuy nhiên, ít sâu bệnh không phải là không có; vẫn có một số loại sâu bệnh tấn công mồng tơi làm giảm năng suất và phẩm chất của loại rau này. Do đó, người trồng mồng tơi cũng nên tìm hiểu về các loại sâu bệnh hại trên cây mồng tơi trước khi trồng để đảm bảo hiệu quả kinh tế cũng như chất lượng rau trước mỗi vụ trồng.
Những loại sâu bệnh xuất hiện ở cây mồng tơi
Loại bệnh sâu khoang xuất hiện ăn mất lá
- Đặc điểm hình thái: Sâu khoang có cơ thể hình ống; tuổi nhỏ có màu xanh lục, khi lớn chuyển màu nâu. Cơ thể chia nhiều đốt, mỗi đốt có hai chấm đen. Sâu đẻ trứng thành từng đám ở mặt dưới của lá
- Đặc điểm gây hại: Sâu non mới nở ra sẽ cùng sống tập trung quanh ổ trứng và gặm biểu bì lá mồng tơi. Khi lớn dần lên chúng sẽ phân tán sang các lá và cây khác gặm thủng lỗ các lá. Mật độ sâu lớn sẽ ăn trụi lá, để lại trơ gân.
- Một số thuốc BVTV xử lý sâu khoang ở mồng tơi: Reasgant 3.6EC, Enasin 32WP, Pesieu 500SC, Tasieu 5WG, Mothian 0.35EC
Xuất hiện bệnh đốm mắt cua ở lá mồng tơi
Tác nhân gây hại: do nấm nấm Cercosspora sp gây ra
Triệu chứng và tác hại
- Đốm mắt cua chủ yếu gây hại cho lá già và lá bánh tẻ của cây mồng tơi
- Ban đầu vết bệnh là những chấm tròn nhỏ màu nâu, vết bệnh lớn dần tạo màu xám nâu ở giữa với viền màu nâu đạm hơn xung quanh. Khi bệnh gây hại nặng, các vết này lan rộng dần ra, liên kết với nhau làm lá rách
- Bệnh đốm mắt cua làm giảm diện tích quang hợp của lá, do đó gây giảm chất lượng rau cũng như ảnh hưởng tới giá trị thương phẩm của rau mồng tơi
- Một số thuốc BVTV có thể dùng trị đốm mắt cua cho mồng tơi: Score 250EC, Anvil 5SC
Mồng tơi bị bệnh lở cổ rễ
Nguyên nhân gây bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra
Biểu hiện triệu chứng và tác hại:
- Bệnh tấn công mạnh nhất vào giai đoạn cây con trong vườn ươm và cây mới cấy chuyển ngoài đồng ruộng
- Biểu hiện đặc trưng của bệnh là cây đột ngột đổ gục ngang gốc mặc dù lá vẫn xanh tươi.
- Quan sát phần gốc của mồng tơi sát mặt đất thấy đoạn này bị teo tóp lại, chuyển màu nâu đỏ tới đen
- Bệnh gây chết cây con hàng loạt làm tăng chi phí giống và ảnh hưởng mật độ trồng cây
- Một số thuốc BVTV nên dùng để xử lý lở cổ rễ cho mồng tơi: Daconil 500SC, Kamsu 4SL, Valivithaco 5WP, Ukino 95WP
Những cách phòng trừ sâu bệnh cho mồng tơi
Các biện pháp nhằm tăng cường phòng trừ sâu bệnh cho mồng tơi hiệu quả
- Chọn mua hạt giống mồng tơi ở nơi có uy tín, hạt được đóng gói có nhãn mác bao bì
- Xử lý hạt giống hoặc ngâm nước ấm trước khi gieo
- Lên luống gieo ươm mồng tơi cao ráo, thoát nước, giảm mầm bệnh gây hại
- Thường xuyên thăm vườn, kiểm tra vào sáng sớm hoặc chiều mát để phát hiện sâu hại
- Khi sâu bệnh xuất hiện cần dùng thuốc BVTV hãy tham khảo các thuốc được gợi ý phía trên
Sau bài chia sẻ trên đây, mong mỗi bà con nông dẫn đều có những vườn rau mồng tơi xanh tươi. Chúc thành mọi người thành công!