Nói đến cua biển thì đây được xem là một món ăn rất nhiều dinh dưỡng, có giá trị kinh tế cao, được lựa chọn cho những bữa ăn hằng ngày cho gia đình. Có thể nói rằng, cua chính là cực phẩm quý cho cơ thể, bên cạnh chúng còn mang lại giá trị kinh tế rất cao cho người dân nuôi trồng thủy sản mỗi năm. Thế nhưng, vào những năm gần đây, tỷ lệ nuôi cua biển sống theo thống kê thì chỉ đạt được từ 5 đến 10% mỗi năm, không đạt được năm suất, điều này đã không đáp ứng đủ được nhu cầu của thị trường hiện tại. Ngay sau đây, 2findx sẽ gửi đến bạn mô hình nuôi cua biển trên cạn giúp người dân thu được lợi nhuận cao, phát triển ngành nuôi tôm và đặc biệt tiết kiệm được chi phí.
Mục lục
Phương pháp nuôi cua biển trên cạn
Giải pháp này ứng dụng hệ thống tuần hoàn nước để nuôi trồng thủy sản trong nhà hoặc khu vực có mái che. Giải pháp kiểm soát tốt điều kiện nuôi, hạn chế mầm bệnh xâm nhập đồng thời tiết kiệm nước, không xả thải ra môi trường. Người dân nuôi được cua biển trong các khu vực đô thị hoặc những nơi hạn chế về nguồn nước và nguồn hải sản tươi sống tại chỗ.
Hệ thống dùng lưới lọc để xử lý nước thải đầu vào (lọc chất thải trước khi lọc sinh học). Hệ thống tuần hoàn không dùng bất cứ hóa chất nào nhằm bảo vệ vi sinh cho chu trình lọc sinh học. Hộp nuôi cua được làm bằng chất liệu nhựa tái chế, được sản xuất trong nước. Hộp có kích thước chuẩn 60 x 40 x 17cm. Máy tách thải tự động được thiết kế dạng trống lọc, có khả năng loại bỏ chất thải với kích thước ≤ 80 micron.
Máy diệt khuẩn nhằm khống chế sự phát triển của các loại vi khuẩn cũng như mầm bệnh trong hệ thống nuôi tuần hoàn. Việc sử dụng đèn diệt khuẩn UV là giải pháp tối ưu với khả năng diệt khuẩn lên tới 99,9% ở bước sóng ngắn từ 265 nm – 275 nm.
Hệ thống tuần hoàn không phải sử dụng các loại hóa chất xử lý môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe của đối tượng nuôi cũng như sức khỏe con người. Nhờ cơ chế sinh học và tái tuần hoàn nước nên hệ thống có thể lắp đặt ở nhiều khu vực không gần nguồn nước biển hoặc nước biển hạn chế.
Chất lượng cua xuất bán ra cao hơn nhờ mô hình nuôi trên cạn
Một trong những ưu điểm lớn của hệ thống nuôi cua trong nhà là việc tận dụng diện tích nuôi tối đa, các hộp nuôi được xếp tầng lên nhau. Cua được nuôi và thu hoạch liên tục. Chất lượng sản phẩm có thể kiểm soát một cách dễ dàng trước khi xuất bán. Bên cạnh đó, sử dụng công nghệ tuần hoàn đã góp phần rất lớn cho việc bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững cho lĩnh vực thủy sản. Đây là phương thức sản xuất mang tính kỹ thuật cao, chính xác và ổn định.
Nét độc đáo của quy trình kỹ thuật này là nước thải được tái sử dụng liên tục suốt vụ nuôi, an toàn sinh học hạn chế tối đa sự lây lan mầm bệnh để gia tăng tỷ lệ sống, nâng cao năng suất nuôi gấp nhiều lần so với nuôi thông thường. Sản phẩm đạt chuẩn xuất khẩu các thị trường quốc tế.
Xét về kỹ thuật ứng dụng hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn (RAS) mang lại tính ưu việt vượt trội. So với công nghệ nuôi ao, nuôi lồng bình thường hiện nay. Mô hình tốn ít diện tích nhưng cho năng suất cao. Sản phẩm tạo ra an toàn sinh học không chứa thuốc và kháng sinh cấm. Sản phẩm là hoàn toàn tươi sống.
Đặc biệt là công nghệ này không gây ô nhiễm môi trường và có thể tái sử dụng nguồn nước nhiều lần. Ngoài ra, năng suất và kế hoạch sản xuất có thể dự đoán được, trong khi đó công nghệ nuôi khác không ổn định và khó dự đoán.
Lựa chọn địa điểm nuôi cua phù hợp
Ao nuôi cua tốt nhất nên có các đặc điểm như: Gần sông, có nguồn nước dồi dào và dễ cấp thoát nước. Nền đáy ao, đầm nên là loại đất thịt pha sét hay cát. Không quá nhiều bùn nhão (lớp bùn không quá 15 cm). Đất và nước ít bị nhiễm phèn, pH nước từ 7,5 – 8,5. Độ mặn từ 10 – 30‰. Nhiệt độ từ 25 – 35oC. Ao nuôi tốt nhất nên có diện tích từ 2.000 m2 – 5.000 m2, độ sâu 1,5 – 1,8 m với bờ có chiều rộng đáy tối thiểu 4m. Mặt 2 – 3 m và cao 1 – 1,5 m và cao hơn mức triều cường ít nhất 0,5 m.
Cải tạo ao để nuôi cua theo các giai đoạn
Vét sạch bùn sau mỗi vụ
Sau mỗi vụ nuôi cần phải ủi hoặc nạo vét sạch bùn đáy ao, gia cố bờ ao. Trường hợp bùn ao không nhiều khoảng 10 cm, bón vôi CaO 15 – 20 kg/1000 m2. Phơi đáy ao 2 – 3 ngày sau đó tiến hành bơm nước từ ao lắng vào ao nuôi. Tốt nhất nên bơm nước qua túi vải lọc. Tránh lấy nước trong các trường hợp sau: Nguồn nước nằm trong vùng có dịch bệnh. Nước có hiện tượng phát sáng vào ban đêm. Nước có nhiều váng bọt, màng nhầy, có nhiều phù sa đen lơ lửng. Không lấy nước khi thuỷ triều đang lên. Nên lấy nước khi nước bắt đầu bình để hạn chế đưa các chất phù sa lơ lửng vào ao. Tốt nhất nên lấy nước vào ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi.
Bơm và xử lý nước
Sau khi bơm nước vào ao nuôi khoảng 3 – 5 ngày thì tiến hành diệt tạp. Để diệt các loài cá tạp và giáp xác trong ao có thể sử dụng: Saponin: 15 – 20 kg/1000 m3 nước. (nếu độ mặn > 15‰), dây thuốc cá: 8 -10 kg/1000 m3 nước (nếu độ mặn < 15‰). Xung quanh bờ rào kỹ bằng đăng tre, tấm nhựa, lưới cước… Đặt hơi nghiêng vào ao một góc 450. Cao khoảng 80 – 100 cm sao cho cua không thoát ra được. Ao có cống cấp và thoát để cấp thoát nước cho ao, trước cống nên có 2 lớp đăng hay lưới chắn cẩn thận. Bố trí chà khô thành từng bó chiếm từ 1/3 – 2/3 diện tích ao nuôi để làm giá thể trú ẩn khi cua lột (tránh tình trạng cua ăn thịt lẫn nhau gây hao hụt).
Kiểm tra môi trường hiện tại
Kiểm tra các yếu tố môi trường: pH: 7,5 – 8,5, độ kiềm: 100 – 120 mg/l, độ mặn: 10‰ -30‰. Việc cải tạo và xử lý nước ban đầu là khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của ao nuôi: Tạo cho vật nuôi có được một nền đáy ao sạch. Làm tăng và ổn định lượng oxy hoà tan trong nước. Ổn định chất lượng nước. Làm giảm các chất độc trong nước, ổn định nhiệt độ ao. Hạn chế tảo sợi, tảo đáy phát triển, hạn chế các loại vi khuẩn gây bệnh. Khi đạt các yêu cầu thì tiến hành thả giống.
Qua thời gian thử nghiệm kết quả cho thấy nuôi cua 3 giai đoạn cho kết quả tốt hơn so với mộ hình cũ. Tức nuôi không chia giai đoạn: Cua phát triển tốt hơn thời gian nuôi ngắn hơn. Ít dịch bệnh hơn và tỷ lệ sống cao hơn.
Một số điểm cần chú ý để nuôi cua biển trên cạn thành công
Cua giống phải đồng cỡ, thả cùng một lúc
Phải có đủ nguồn nước trong sạch để thay thường xuyên;
Phải có đủ nguồn thức ăn tươi sống;
Phải có đăng chắn ở trên bờ ao;
Trong ao phải có các ụ chà làm nơi trú ẩn cho cua.
Trong các mô hình nuôi trồng thủy sản thì mô hình nuôi cua biển thương phẩm. Được xem là loài ít bệnh tật nhất so với tôm, cá. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp cua bị bệnh do một số yếu tố môi trường bất lợi như. Độ mặn và nhiệt độ quá cao làm cho cua chậm lớn và chết. Độ mặn quá thấp gây ra hiện tượng cua không thể lột xác. Môi trường bị ô nhiễm dẫn đến bị một số bệnh siêu vi trùng (virus) . Như: bệnh đốm đen, đốm nâu, đen mang, đóng rong, ký sinh trùng…
Hiện nay, nghiên cứu về bệnh và biện pháp phòng trị vẫn chưa được phổ biến. Vì vậy, để đảm bảo cho đàn cua phát triển tốt thì phương pháp phòng bệnh hữu hiệu. Vẫn là thường xuyên thay nước, diệt khuẩn, cấy vi sinh và vôi định kỳ. Để ổn định các yếu tố môi trường. Cho ăn đủ về số lượng và chất lượng. Bằng cách bổ sung thêm vitamin C, khoáng chất, tỏi tươi xuyên suốt quá trình nuôi để tăng cường sức đề kháng. Khả năng tăng trưởng của cua biển nhằm giúp cho người nông dân. Đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất khi thực hiện mô hình nuôi cua biển CN-BCN 3 giai đoạn sử dụng chế phẩm sinh học.