Mô hình Aquaponics là một sự kết hợp hoàn hảo giữa nuôi trồng thủy sản và thủy canh. Mô hình trồng rau nuôi cá Aquaponics sử dụng nước từ bể cá sau đó tuần hoàn lên cung cấp chất dinh dưỡng lại cho cây trồng. Chính nhờ vào vi khuẩn nitrate từ chất thải bể nuôi cá chuyển hóa sang dạng dinh dưỡng phù hợp nuôi dưỡng cho cây trồng. Đồng thời cây trồng cũng sẽ lọc sạch nước và cung cấp lại nước sạch cho bể cá. Chính vì thế mà mô hình này được đánh giá là mô hình tuần hoàn tối ưu.
Mục lục
Nguyên lý hoạt động
Ngoài rau trồng và cá nuôi thì thành phần cần thiết thứ ba của mô hình aquaponics là vi khuẩn. Đầu vào trong mô hình này là thức ăn cho cá. Khi cá ăn thức ăn xong. Thì về sau sẽ sản xuất nước tiểu (có chứa amoniac. Nếu lượng amoniac này nhiều sẽ gây độc cho cả cá và rau trồng) và phân. Lúc này là lúc vi khuẩn dị dưỡng phát huy công năng của chúng. Chúng sẽ tiêu thụ chất phân, thức ăn dư thừa. Và thực vật mục nát để tạo ra thêm amoniac cũng như các hợp chất khác.
Ngoài ra, vi khuẩn chuyển đổi amoniac thành nitrit (NO2). Sau đó thành nitrat (NO3). Mà thực vật tiêu thụ. Vi khuẩn đang bám vào bể sẽ làm nhiệm vụ của nó khi amoniac và nitrit xuất hiện. Để đơn giản hóa quy trình, nó sẽ trông như thế này. Bạn cho cá ăn -> Cá tạo ra chất thải -> Vi khuẩn chuyển đổi chất thải thành chất dinh dưỡng -> Thực vật sử dụng các chất dinh dưỡng. Để phát triển (đồng thời lọc nước). Nghe cũng dễ hiểu mà đúng không? Bí quyết ở đây chính là sự lựa chọn cá / cây phù hợp. Điều quan trọng là loài cây và cá bạn chọn có chung các yêu cầu tương tự về nhiệt độ, độ pH và các yếu tố khác.
Ba phương pháp Aquaponic
Một điểm khác cần xem xét khi lựa chọn cây trồng là khả năng tương thích giữa từng loại cây. Và phương pháp aquaponic mà bạn sử dụng. Có ba loại chính là:
Phương pháp Aquaponics tưới ngập xả cạn quy mô nhỏ
Phương pháp này rất phổ biến để phát triển cho những hệ thống aquaponics. Có quy mô nhỏ, phù hợp với nhà phố cố sân thượng hay vườn nhỏ quanh nhà. Với thiết kế tối ưu cho không gian và có chi phí đầu tư tương đối thấp. Phương pháp này cây được trồng trong một khay chứa giá thể đất nung (độ sâu khoản 30cm).
Ở đáy khay có khét các lỗ thoát nước và có gắn bộ ngắt nước (hay còn gọi là xi-phone). Nước từ hồ cá thông qua bộ lọc và hệ thống bơm được bơm lên khay trồng rau. Khi lượng nước đạt mức xã (do chúng ta quy định – thường thấp hơn 3cm so với bề mặt đất nung). Nước sẽ được xã hoàn toàn đến điểm ngắt (do chúng ta quy định. Thường cao hơn 3cm so với đáy khay) nước sạch được đưa ngược về hồ cá và quá trình cứ thế tiếp diễn.
- Ưu điểm: phương pháp này các thành phần không quá phức tạp. Quá trình hoạt động đơn giản, phù hợp với hầu hết các loại rau củ quả. Quá trình nước dâng lên hay rút xuống vừa cung cấp đủ nước cho cây vừa cung cấp được oxy cho rễ cây hô hấp.
- Nhược điểm: chất thải rắn và tàn dư từ rễ, lá… Tích tụ trong khay sẽ cản trở đến sự lưu thông của nước. Tuy nhiên nhược điểm này đã được khắc phục nhờ bộ lọc vi sinh của Rau Xanh Cá Sạch.
Phương pháp Aquaponics nước cạn bằng ống ngang
Phương pháp này phù hợp phát triển theo chiều dọc. Bố trí được nhiều tầng mà không cần diện tích lớn. Đây là phương pháp trồng rau sạch bằng ống ngang với dòng nước cạn. Các chất dinh dưỡng từ hồ cá được chảy ngang qua ống, Rau được đặt trong các lỗ hổng được khoét sẳn ở phần trên của ống nước. Phương pháp này rất phức tạp và tốn kém hơn so với phương pháp tưới ngập xã cạn.
- Ưu điểm: Phương pháp này có thể bố trí theo chiều dọc, tiêt kiệm được diện tích.
- Nhược điểm: Hạn chế các loại thân cao… Rễ cây không có diểm bám. Ngoài ra, phương pháp này còn đòi hỏi cách thành phần cơ khí và lọc sinh học riêng biệt. Để loại bỏ các chất rắn lơ lửng và oxi hóa các chất thải hòa tan.
Phương pháp Aquaponics nước sâu chuyên canh
Phương pháp này thích hợp cho diện tích. Và quy mô thương mại lớn. Chuyên canh một loại cây trồng cụ thể (rau diếp, xà lách, basi…). Và phù hợp hơn với cơ giới hóa. Mô hình Aquaponics nước sâu sử dụng các khay trồng rau có độ sâu từ 30-35cm. Các khay này chứa đầy nước, mặt trên của khay bố trí các bè nổi (thường là các miếng xốp được khoét lỗ để trồng cây). Trên khay có bố trí hệ thống xả tràn để xả nước về hồ cá. Cũng như phương pháp nước cạn, phương pháp này yêu cầu bộ lọc cơ học và sinh học riêng biệt.
- Ưu điểm: Có thể triển khai cho các dự án thương mại lớn, cho năng suất cao.
- Nhược điểm: Yêu cầu các kỹ thuật phức tạp, không thích hợp cho không gian nhỏ.
Phương pháp nào là phù hợp?
Điều đầu tiên bạn nên xem xét chính là địa thế và không gian để thiết lập mô hình. Kế đến đó là mô hình đó có giúp khu vực nuôi trồng của bạn thu được ánh sáng và nhiệt độ dễ dàng hơn không. Ngoài yếu tố địa thế và ánh sáng, bạn nên lưu ý đến các thiết bị cần thiết khác như bể cá, bộ lọc và máy bơm.