Sự gia tăng nhu cầu đối với các dịch vụ không tiếp xúc và giảm chi phí sản xuất robot là những động lực chính thúc đẩy xu hướng này tại thị trường công nghệ. Thiết bị robot tự hành hiện chỉ được sử dụng để giao hàng ở một số khu vực có nền kinh tế phát triển về khoa học lẫn công nghệ. Tuy nhiên, các chuyên gia dự đoán số lượng của họ sẽ sớm tăng lên nhanh chóng. Và một trong số đó là các sản phẩm: Robot điều hướng tự động, robot giao hàng thông minh và hệ thống camera trí tuệ nhân tạo đã giành được giải thưởng trong cuộc thi do Qualcomm tổ chức tại Việt Nam.
Mục lục
Robot giao hàng thông minh đạt giải thưởng do Qualcomm tổ chức

Giải nhất thuộc về phương tiện tự hành dẫn đường tự động AGV; và hệ thống quản lý phương tiện của Rostek. Công ty này chuyên cung cấp giải pháp số hóa, công nghệ cao; giúp vận chuyển hàng hóa trong nhà kho và trên sàn nhà máy.
Giải nhì được trao cho robot giao hàng trong nhà BeetleBot của AIOZ. Robot ứng dụng AI và giao diện giọng nói để vận chuyển đồ vật như thực phẩm hoặc các kiện hàng trong nhà. BeetleBot cũng thích hợp để sử dụng tại các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19; hỗ trợ giao hàng “tuân thủ” giãn cách xã hội.
Hệ thống camera hỗ trợ AI của BusMap
Giải ba thuộc về bHub – hệ thống camera hỗ trợ AI của BusMap. Hệ thống cho phép người dùng theo dõi các yếu tố an toàn; khi điều khiển phương tiện, bổ sung khả năng giám sát; và nhận dạng hình ảnh trên thiết bị. Công nghệ giúp đảm bảo an toàn cho cả người lái và hành khách.
Ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ, nói: “Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới của 5G, AI, điện toán đám mây và các ứng dụng ngày càng đa dạng của công nghệ IoT. Chúng tôi khuyến khích các cộng đồng khởi nghiệp của đất nước tiếp tục thể hiện khả năng đổi mới thần tốc; cho Việt Nam và tham gia vào hệ sinh thái kinh doanh toàn cầu”.
Ông Alex Rogers, Chủ tịch Qualcomm mảng Bản quyền công nghệ và Hợp tác đối ngoại; cho biết chương trình được tạo ra để khuyến khích các công ty khởi nghiệp đưa ra ý tưởng đổi mới; và cho thấy thế mạnh cũng như sự sáng tạo của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.
Ông Kong Qi, chuyên gia về tự hành tại JD Logistics; cho biết: “Hồi tháng 8 năm ngoái, tại tỉnh Giang Tô, chúng tôi đã thiết lập một hệ thống giao hàng trực tuyến theo yêu cầu; với quy mô khá lớn bằng các robot tự hành. Chúng tôi có thể tạo ra những sự thay đổi có hệ thống, đưa những phương tiện này; vào sử dụng và kết hợp chúng với toàn bộ chuỗi cung ứng”.
Robot ngày càng quan trọng

Đại dịch COVID-19 đã khiến nhu cầu đối với các dịch vụ không tiếp xúc tăng mạnh; tại Trung Quốc, thúc đẩy các hãng bán lẻ trực tuyến sử dụng nhiều robot hơn cho việc giao hàng. Alibaba, Meituan và JD.com dự kiến sẽ sử dụng 2.200 robot giao hàng trong năm tới; cao gấp 4 lần so với hiện nay.
Chị Pan Hongju, người tiêu dùng Trung Quốc, chia sẻ: “Tôi hy vọng công nghệ này sẽ được sử dụng rộng rãi và nhanh chóng hơn nữa bởi nó mang lại nhiều sự thuận lợi. Nó cũng sẽ giúp giảm bớt sự tiếp xúc giữa người với người trong thời gian đại dịch, đảm bảo an toàn hơn”.
Robot cũng được kỳ vọng sẽ giảm bớt áp lực đối với đội ngũ nhân viên giao hàng; vốn đã phải làm việc liên tục trong suốt thời kỳ dịch bệnh. Các chuyên gia cho biết, mục tiêu của việc sử dụng robot; không phải là thay thế hoàn toàn con người, mà nhằm giúp giảm bớt các công việc đơn giản; để nhân viên tập trung vào phục vụ khách hàng tốt hơn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viêt này. Tìm hiểu thêm thông tin về khoa học công nghệ tại đây.