Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính cùng với ngô, lúa mì, sắn và khoai tây hiện đang được trồng trọt phổ biến tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nước ta là một trong 10 nước có lượng sản xuất lúa gạo lớn nhất trên thế giới. Để đạt được thành quả như thế, những người nông dân phải chăm sóc lúa kỹ lưỡng và chống các bệnh hại nguy hiểm. Và bệnh đốm sọc vi khuẩn hại lúa là một trong những số đó.
Được biết, bệnh hại này thường phát sinh gây hại từ khi lúa ở giai đoạn cuối đẻ đến làm đòng trở đi. Đặc biệt là bệnh lây lan rất nhanh khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi. Vì vậy, để có thể ngăn ngừa và giảm thiểu thiệt hại, bà con nông dẫn hãy theo dõi cách phòng và trị bệnh đốm sọc vi khuẩn ở lá lúa được chia sẻ sau đây.
Mục lục
Triệu chứng bệnh đốm sọc vi khuẩn lá lúa dễ dàng nhận biết

– Tên khoa học: Xanthomonas oryzicola Fang
– Bệnh thường xuất hiện ở trên lá là những sọc ngắn khác nhau chạy dọc giữa các gân lá. Lúc đầu vết sọc xanh trong giọt dầu, dần chuyển dần chuyển sang màu nâu. Qua đó tạo thành các sọc nâu hẹp, xung quanh sọc nâu. Cũng từ đó tạo thành các sọc nâu hẹp. Xung quanh sọc nâu có thể có quầng vàng nhỏ trên các giống rất mẫn cảm bệnh.
– Trong điều kiện ẩm ướt về buổi sáng trên bề mặt sọc nâu tiết ra những giọt dịch nhỏ, tròn màu vàng đục. Về sau khô rắn thành viên kẹo vi khuẩn trong như hạt trứng cá, dễ dàng rơi khỏi mặt lá xuống nước ruộng hoặc dễ dàng nhờ mưa đưa đi xa truyền lan bệnh. Cuối cùng lá bệnh khô táp tương tự như bệnh bạc lá vi khuẩn.
Nguyên nhân gây ra bệnh đốm sọc vi khuẩn ở lá lúa
– Vi khuẩn gây bệnh X. Oryzicola Fang. Đây là loại hình gậy ngắn có kích thước 0,4 – 0,6x 1×2,5 micromet. Chuyển động, có lông roi ở 1 đầu.
– Gram âm, khuẩn lạc tròn nhỏ 1mm vàng nhạt, nhẵn bóng. Có khả năng thủy phân tinh bột. Không khử Nitrat. Đặc điểm khác biệt với X. Oryzae là X. Oryzicola có thể sinh trưởng trên môi trường có alanin và không sinh trưởng được khi có 0,001% CuNO3 còn X. Oryzae thì ngược lại.
Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh ở lá lúa
– Bệnh phát sinh phát triển ở các vùng đồng bằng, trung du. Song phổ biến ở các vùng đồng bằng, ven biển. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ cao. Thích hợp nhất 30 độ C, ẩm độ cao 80%. Vi khuẩn xâm nhiễm vào cây qua qua lỗ khí khổng và qua vết thương cơ giới, phát triển ở trong nhu mô lá. Bệnh truyền lan trên đồng ruộng chủ yếu nhờ nước tưới, mưa, gió. Và tiếp xúc cọ sát giữa các lá, các cây trong ruộng.

– Nguồn bệnh vi khuẩn bảo tồn, truyền qua hạt giống, tàn dư lá bệnh và nước tưới. Vi khuẩn cũng có thể gây bện, lưu tồn trên cây dại như lúa dại Oryza perennis.
Một số biện pháp phòng trừ bệnh đốm sọc vi khuẩn
Xuất phát từ các cơ sở về đặc điểm sinh học của vi khuẩn gây bệnh. Người ta đã đề ra những biện pháp phòng trừ tổng hợp:
– Sử dụng các giống lúa chống bệnh, chịu bệnh để gieo trồng là biện pháp chủ đạo trong phòng trừ bệnh đốm sọc vi khuẩn.
– Xử lý hạt giống trước khi gieo nếu lô hạt bị nhiễm.
– Điều khiển sự sinh trưởng của cây tránh giai đoạn lúa làm đòng – trỗ trùng với những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Bón phân đúng kỹ thuật, đúng giai đoạn. Bón đạm nặng đầu nhẹ cuối, bón thúc sớm cân đối với kali theo tỷ lệ nhất định.
– Ruộng lúa cần điều chỉnh mức nước thích hợp. Nên để mức nước nông (5 – 10cm), nhất là sau khi lúa đẻ nhánh. Nếu thấy bệnh chớm xuất hiện thì có thể rút nước, tháo nước để khô ruộng trong 2 – 3 ngày. Qua đó để hạn chế sự sinh trưởng của cây.
– Có thể dùng một số thuốc hóa học để phòng bệnh nhằm hạn chế sự phát sinh phát triển của bệnh bạc lá. Có thể rắc vôi 60 – 80 kg/ha lúc lúa mới chớm bị bệnh, hoặc dùng 1 số loại thuốc như Kasuran 0,1 – 0,2%.
– Khi bệnh chớm xuất hiện, pha 1 gói 3 gam thuốc YChatot 900SP với bình bơm 16 lít nước, phun ướt đều lên thân lá lúa. Nên phun thuốc YChatot 900SP vào lúc tạnh ráo hoặc chiều mát.
– Thường xuyên thăm đồng ruộng theo dõi phát hiện bệnh sớm. Khi phát hiện thấy triệu chứng bệnh cần giữ nước ruộng 3 – 5 cm. Dừng bón tất cả các loại phân bón hoá học, phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng. Khi lúa chưa trỗ có thể dùng 5 – 7kg vôi bột vãi cho 1 sào Bắc Bộ.