Trong trồng trọt cũng như khi chăn nuôi, người nông dân cần có các biện pháp chăm sóc phù hợp. Có như vậy thì quá trình trồng trọt mới đem lại hiệu quả tốt, sau này thu hoạch cũng có lợi nhuận hơn. Đối với cây chuối mốc cũng vậy. Chuối là cây dễ trồng, dễ phát triển, dễ đơm hoa kết trái. Nhưng đừng vì điều này mà xem thường việc chăm sóc cho cây chuối mốc. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc cây chuối mốc. Bà con cùng xem qua nhé.
Mục lục
Sơ lược về cây chuối mốc
Cây chuối mốc có tên khoa học là Musa sp thuộc họ Musaceae. Cây chuối là loại cây ăn quả có nguồn gốc nhiệt đới, là loại cây dễ trồng. Trong trái chuối có nhiều vitamin A, B1, B2, C… và là loại quả cung cấp nhiều năng lượng. Cây chuối có thể trồng nhiều hình thức khác nhau: đồi núi, đồng bằng, vườn nhà…với qui mô hộ gia đình hoặc trang trại và được trồng quanh năm ở nước ta.
Cây chuối mốc (chuối sứ) là một loại chuối địa phương vùng Nam Trung Bộ, loại chuối này có thể trồng trên nhiều địa hình khác nhau: đồi núi, đồng bằng, vườn nhà… với quy mô hộ gia đình hoặc trang trai và được trồng quanh năm
Hướng dẫn chuẩn bị trồng cây chuối mốc
Điều kiện ngoại cảnh cần:
- Nhiệt độ thích hợp: 25-350C
- Ánh sáng: Trên 2.000 lux
- Ẩm độ: 50 – 90%
Đất trồng: Đất đồi, nương rẫy, đất phù sa…thích hợp nhất là đất có nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước. Đất có pH thích hợp từ 5-7.
Hố trồng: Hố trồng có kích thước 40x40x40 cm, trộn lớp đất mặt với 5-7 kg phân hữu cơ + 0,5 kg lân + 10 g Furadan 3H. Riêng đối với trường hợp 2 cây/hố, thì kích thước hố là 80x 80 x40 m, lượng phân bón sẽ tăng gấp đôi.
Cây giống: Cây con tách từ cây mẹ: cao 0,6-1m, có 3-5 lá và cây không bị sâu bệnh. Cây chuối cấy mô: cao khoảng 40-50 cm, có từ 3-5 lá.
Thời vụ trồng: Trồng quanh năm
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây chuối mốc
Mật độ trồng:
- Trồng 1 cây/hố: 2×2,5 m
- Trồng 2 cây/hố: Trồng mật độ 3,5 x 3 m và khoảng cách giữa 2 cây trong hố 0,5-0,6 m
Cách trồng:
- Trồng theo hình chữ nhật hoặc nanh sấu. Đặt cây con thấp hơn hố trồng từ 10-15 cm, sau đó lấp đất đầy hố trồng.
- Nếu trồng vào mùa nắng dùng rơm rạ phủ gốc để giữ ẩm cho cây.
Tưới nước
– Mùa nắng ở giai đoạn cây con cần tưới 2 ngày/lần, cây trưởng thành 2 lần/tuần.
– Mùa mưa: Cần có biện pháp thoát nước tốt, tránh ngập úng vườn.
Bón phân:
– Bón lót: sau khi thu hoạch cần bón bổ sung 5-7 kg phân hữu cơ + 0,5 kg lân.
– Bón thúc: 300g Urê + 300g Kali/cây/vụ. Lượng phân này chia ra bón trong 6 lần. Cụ thể:
+10– 20 ngày sau khi trồng 10g Urê/cây.
+ 30 ngày sau khi trồng 10 g Urê + 10 g Kali/cây.
+ 60 ngày sau khi trồng 40 g Urê + 50 g Kali/cây.
+ 120 ngày sau khi trồng 90 g Urê + 70g Kali/cây.
+ 180 ngày sau khi trồng 100 g Urê + 70 g Kali/hố.
+ Trước khi trổ buồng (khi cây ra lá non) 50 g Urê + 100 g Kali/hố.
Cách chăm sóc
– Tỉa chồi: thường xuyên tỉa chồi, chỉ giữ 2 chồi/ cây và tuổi chồi cách nhau 4 tháng.
– Bẻ bắp và chống quày: Sau khi xuất hiện 1-2 nải trung tính, tiến hành bẻ bắp. Dùng cây chống quày tránh đỗ ngã.
– Thường xuyên cắt bỏ lá úa vàng
– Đốn bỏ cây mẹ đã thu buồng, đào bỏ củ, cắt bỏ lá khô, sâu bệnh, bẹ khô và chuyển ra khỏi vườn.
Cách phòng trị sâu bệnh hại
– Sùng đục: Dùng Furadan hay Basudin rải trên cổ gốc chuối, hoặc dùng bả mồi là những khúc thân chuối bổ đôi úp quanh gốc để bắt thành trùng như Sùng đục củ.
– Sâu đục lá: Phun Polytrin, Dimecron, Decis.
– Bù lạch: Phun thuốc Decis hoặc Sherpa ở giai đoạn mới trổ và trái còn nhỏ.
– Tuyến trùng hại rễ: rải Basudin hay Furadan vào hố trồng.
– Bệnh đốm lá: Phun Bordeaux hay Benomyl
– Bệnh héo rũ Panama: Tiêu hủy cây bệnh, khử đất đối với vôi hoặc Bordeaux,
– Bệnh chùn đọt: Loại bỏ cây bệnh khỏi vườn.
Giá trị của cây chuối mốc
Hiện nay trái chuối mốc là sản phẩm thường được sử dụng trên thị trường, nhất là vào các dịp lễ, tết, rằm hàng tháng; là sản phẩm làm ra các loại bánh kẹo bán trên thị thường. Bình quân giá một buồng chuối được bán trên thị trường giá khoảng từ 50-60 ngàn đồng. Vào các dịp lễ thì một nải chuối lên đến 15-20 ngàn đồng.
Cảm ơn bà con đã xem qua bài viết. Chúc bà con thành công với những kỹ thuật này. Xem thêm kỹ thuật trồng trọt tại đây.