Theo thông tin mà 2findx được biết Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng thiếu điện sản xuất ở Liêu Ninh, Sơn Đông,… cực kỳ nghiêm trọng, dẫn đến vấn đề thu hẹp sản xuất của một số ngành như sắt, thép, xi măng,… một số báo cáo được cập nhật mới đây, cho thấy việc thiếu hụt đi nguồn cung ứng thép, xi măng, chính vì điều này, Trung Quốc đưa ra quyết định tạm thời sẽ mở ra một cơ hội mới về xuất khẩu sắt, thép cho các doanh nghiệp Việt Nam, đến hết quý 4/2021 này. Để hiểu rõ hơn về tình hình thiếu điện sản xuất của Trung Quốc, thì 2findx mời bạn đọc tìm hiểu ngay ở dưới bài viết phía bên dưới này nhé.
Mục lục
Tình hình thiếu điện sản xuất ở Trung Quốc kéo dài
Sản lượng thép trong tháng 9 của Trung Quốc ở mức 73,8 triệu tấn, so với mức 83,2 triệu tấn trong tháng 8. So với cùng kỳ 2020, sản lượng của tháng 9 cũng giảm mạnh, 21,2%. Tình trạng mất cân bằng cung – cầu này chủ yếu do các nhà máy nhiệt điện cắt giảm sản lượng. Để tránh thua lỗ trong bối cảnh giá nhiên liệu đầu vào tăng cao. Tình trạng thiếu điện trở nên trầm trọng hơn trong tháng 9/2021. Khi có 17/31 tỉnh/khu vực tại Trung Quốc thông báo về tình trạng cắt điện.
Khủng hoảng thiếu điện ở Trung Quốc đã ảnh hưởng rất lớn đến nhóm các ngành thâm dụng điện, bao gồm thép và xi măng. Nhiều nhà sản xuất đã nhận được yêu cầu cắt giảm công suất để tiết kiệm năng lượng. Nhất là trong bối cảnh lo ngại không đủ điện để giữ ấm khi mùa đông đang đến gần. Đáng chú ý, phần lớn sản lượng thép và xi măng của Trung Quốc tập trung ở các khu vực thiếu điện sản xuất như Hà Bắc, Sơn Đông, Liêu Ninh… Đây đều là những nơi bị cắt điện. Ngành thép cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách giảm thải carbon của chính phủ Trung Quốc.
Tuần trước, nhà chức trách Trung Quốc kêu gọi các nhà máy thép ở miền Bắc nước này. Tiếp tục cắt giảm sản lượng từ ngày 15/11 đến cuối năm nay. Thêm vào đó, từ ngày 1/1/2022 đến 15/3/2022, 15 nhà máy phải giảm ít nhất 30% sản lượng. So với cùng kỳ 2021. Để giảm ô nhiễm môi trường.
Ngành thép xi măng Trung Quốc đang ở tình trạng mất cân đối do thiếu điện
Nguồn cung giảm quá nhanh đã khiến ngành thép – xi măng Trung Quốc rơi vào tình trạng mất cân đối cung – cầu tạm thời. Xu hướng này dự báo sẽ tiếp diễn tối thiểu đến hết quý 4/2021. Khi sản lượng điện tại Trung Quốc chưa có dấu hiệu sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.
Mức tồn kho thép và xi măng tại Trung Quốc đều đang ở mức thấp nhất kể từ đầu năm. Giá bán các mặt hàng này có dấu hiệu tăng đáng kể từ tháng 8/2021. Do đó, Trung Quốc đang gặp tình trạng thiếu hụt nguồn cung vật liệu xây dựng tạm thời. Xu hướng này sẽ tối thiểu tiếp tục trong quý 4/2021 khi sản lượng điện dùng cho sản xuất tại quốc gia này. Chưa có dấu hiệu hồi phục.
Các nhà xuất khẩu vật liệu xây dựng Việt Nam đang được hưởng lợi khi quốc gia láng giềng thiếu hụt nguồn cung tạm thời. Trong đó, HPG và BCC sẽ là hai doanh nghiệp được hưởng lợi lớn chính nhờ tỷ trọng xuất khẩu thép xây dựng và xi măng sang thị trường này. Còn các doanh nghiệp tôn mạ sẽ được hưởng lợi gián tiếp khi áp lực cạnh tranh từ tôn mạ Trung Quốc. Tại các thị trường xuất khẩu khác giảm.
Sản lượng thép – xi măng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong tháng 8-9 so với giai đoạn tháng 5-7 trước đó. Cùng thời điểm các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng tại Trung Quốc bị yêu cầu cắt giảm công suất do thiếu điện.