Bệnh tụ huyết trùng ở gà là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm cho gà, bệnh này có khả năng lây lan nhanh và gây chết đồng loạt đối với các loại gia cầm. Bệnh này do vi khuẩn gây ra và nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng đến cả năng suất chăn nuôi và hiệu quả kinh tế. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn về kiến thức bệnh tụ huyết trùng ở gà. Người chăn nuôi cần bỏ túi để có những biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Mục lục
Nguyên nhân gây bệnh
Tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nhiễm trùng máu thường xảy ra ở các loại gia cầm, động vật hoang dại, do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Bệnh xảy ra trên toàn thế giới, phổ biến ở vùng nhiệt đới và trầm trọng hơn ở vùng ôn đới.
Bệnh có thể xảy ra ở tất cả loại gia cầm, nhưng gà, vịt thường mắc bệnh nghiêm trọng nhất và có thể tạo nên các trận dịch lớn, gây thiệt hại nặng nề. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, lúc gia cầm bị stress hoặc lúc giao mùa, bệnh diễn biến nhanh và gây tỷ lệ tử vong cao. Tóm lại như sau:
- Bệnh tụ huyết trùng ở gà do vi khuẩn Pasteurella multocida gây nên và là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính.
- Bệnh có thể phát sinh đột ngột ở tất cả các giai đoạn phát triển của gà
- Nếu trong giai đoạn đầu ổ dịch sẽ khiến tỷ lệ gà chết cực nhiều
Triệu chứng xuất hiện bệnh tụ huyết trùng
Bệnh tụ huyết trùng ở gà có biểu hiện ở 3 thể khác nhau
Thể quá cấp tính:
- Có những con ủ rũ sau đó chết sau khoảng 1-2 giờ, tuy nhiên có những con chết đột ngột, không để lại dấu hiệu gì, da tím bầm
- Có những con gà có máu và nước nhờn ở mũi và miệng
- Tích sưng căng phồng
Thể cấp tính:
- Gà có biểu hiện sốt cao hơn 40 độ C
- Gà ủ rũ, đi lại chậm chạp, ăn ít, lông xù
- Gà bị tiêu chảy, mũi miệng có nước nhớt
- Mào, yếm của gà bị tím bầm do tụ máu và chết do ngạt thở
Thể mạn tính:
- Gà bị tiêu chảy kéo dài, sưng khớp, đi lại khó khăn
- Gà ăn kém nên gầy, tích sưng to
- Có tiếng ran ở khí quản nên khó thở
- Nhiều cơ quan phụ tạng bị phá hủy sau đó gà chết dần
Bệnh tích bệnh
- Xác chết gà vẫn béo, tụ huyết nên cơ bắp tím bầm, thịt nhão, dưới da thấm dịch nhớt keo nhày.
- Tim sưng, xoang bao tim trương to chứa dịch thẩm xuất màu vàng, lớp mỡ vành tim xuất huyết.
- Phổi tụ máu, viêm phổi, màu nâu sẫm có thể chứa dịch viêm màu đỏ nhạt; phế quản chứa nhiều dịch nhớt có bọt màu vàng.
- Gan hơi sưng, thoái hóa mỡ, trên bề mặt gan có các nót hoại tử trắng xám hoặc vàng nhạt; to bằng đầu đinh ghim, đầu mũi kim, có khi nhieuf nốt hoại tử dày đặc tụ với nhau thành từng đám.
- Lách bị tụ máu, hơi sưng.
- Niêm mạc ruột bị tụ máu,chảy máu và viêm; có các đám fibrin màu đỏ sẫm che phía trên.
- Viêm lan từ phúc màng đén buồng trứng và ống dẫn trứng; nhiều trường hợp thấy hiện tượng viêm khớp, các khớp xương sung to chứa nhiều dịch thẩm xuất màu xám đục.
Điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà
- Pha loãng chế phẩm sinh học EMINA với nước sạch theo tỷ lệ 1/50, sau đó phun hoặc tưới dung dịch lên nền, trần chuồng nuôi và rãnh thoát nước với lượng 0,2 – 0,5 lít/m2. Chu kỳ sử dụng: từ 7-10 ngày/lần
- Bổ sung thêm vitamin, khoáng chất và các chất điện giải vào thức ăn của gà
Phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà
- Khi mua giống gà mới về không nên nuôi chung với đàn, mà cần nuôi cách lý khoảng 5-7 ngày xem giống mới có bị bệnh không
- Không giết mổ gia cầm trong khu vực chuồng trại đang chăn nuôi
- Không đưa gia cầm lạ về nuôi như: gà, vịt, ngan
- Tiêm vacxin tụ huyết trùng cho gà đầy đủ
- Dùng men vi sinh trong chăn nuôi EMINA để khử trùng mùi hôi, vệ sinh sạch sẽ chuồng trại
Trên đây là kiến thức bổ ích chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc.