Chanh đào ngày càng được nhiều người tiêu dùng sử dụng hơn. Cũng vì thế mà nhiều người muốn trồng loại cây này hơn. Thực tế mà nói thì trồng cây chanh đào không đơn giản đâu. Nó sẽ không đơn giản như cách trồng cây chanh trong bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu. Nhưng đừng lo. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ về cách trồng cây chanh đào dễ dàng nhất. Áp dụng đúng những biện pháp này sẽ giúp cây chanh đào của bạn ra thật nhiều trái đấy. Cùng xem qua nhé.
Mục lục
Công dụng của trái chanh đào
Cũng giống như các loại chanh khác, chanh đào cũng rất giàu vitamin C và axit ascorbic có tác dụng giúp cơ thể chống lại các triệu chứng viêm, nên thường được áp dụng trong việc điều trị các bệnh về hen suyễn, các chứng hô hấp. Đồng thời tăng cường khả năng hấp thụ sắt giúp cải thiện hệ miễn dịch một cách hiệu quả.
Song song đó, chanh đào cũng là loại quả chứa nhiều saponin có tính kháng khuẩn giúp chống lại các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Thường xuyên sử dụng chanh đào sẽ giúp giảm thiểu đáng kể lượng đờm có trong cơ thể, hạn chế vi khuẩn gây hại.
Hướng dẫn trồng chanh đào nhiều quả
Có rất nhiều loại chanh khác nhau nhưng thời gian gần đây người ta ưa chuộng chanh đào bởi tác dụng của chúng trong cuộc sống, chúng có thể để được lâu bằng cách ngâm. Vậy chanh đào có tác dụng gì? Và khi trồng sao cho ra trái nhiều? Cùng chúng tôi tìm hiểu về cách trồng cây chanh đào nhé.
- Thời gian trồng: vào mùa Xuân hè; có nơi người dân trồng vào đầu mùa mưa.
- Cách trồng: Có hai cách trồng xen canh và thâm canh, nếu trồng xen canh bạn trồng với khoảng cách 5X5m, thâm canh 4X4m.
- Bón phân:
- Cây 1 năm: có thể dùng phân hữu cơ Sinh học bón hai lần/năm, mỗi lần từ 1,5-2kg/cây. Cây đã cho trái ổn định: có thể sử dụng 2 – 3kg phân HUMIX cho mỗi cây một lần, bón từ 3-4 lần vào các thời điểm: Trước khi trổ hoa, sau khi đậu trái và thời kỳ nuôi trái phát triển.
- Xử lý hoa chanh: Sử dụng urê phun lên lá: ban đầu cũng chăm sóc như cách một; tuy nhiên có sử dụng 1kg ure pha trong bình 8 lít nước xịt thẳng lên lá; sau vài ngày lá sẽ rụng, khoảng 30 -50% tổng số lá trên cây, sau đó cũng ngưng tưới như cách trên. Khoảng cuối tháng 7 dương lịch, xịt các loại phân bón kích thích qua lá. Khi vừa đậu quả cũng có thể xịt các loại phân bón qua lá để bồi dưỡng thêm dưỡng chất cho quả phát triển tốt.
Cách phòng sâu bệnh
Có nhiều bệnh mà chanh đào bị tấn công nhưng chủ yếu bà con cần đề phòng các bệnh sâu sau:
- Sâu vẽ bùa: Phun thuốc Trebon hoặc Sherpa pha với nồng độ 1/1000 – 1,5/1000; phòng 1-2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non là hiệu quả nhất.
- Sâu đục thân, đục cành: Xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9. Cần bắt sâu trưởng phát hiệ sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu trưởng thành.
- Sau thu hoạch cần quét vôi vào gốc cây để diệt trứng. Bơm các loại thuốc xông hơi vào các vết đục, sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.
- Nhện đỏ – Nhện trắng: Dùng thuốc Monocrophos 56% để phun với nồng độ 1- 2%, thuốc Methamidophos 600 dạng nước pha nồng độ 1 – 2% hoặc dùng Kentan pha nồng độ 1- 2/1000 phun lúc cây đang ra lộc non để phòng.
Cảm ơn bà con đã xem qua bài viết. Chúc bà con thành công với những kỹ thuật này. Xem thêm kỹ thuật trồng trọt tại đây.