Nếu biết cách trồng trọt và chăm sóc thì cây bưởi hồ lô sẽ cho trái nhiều, chất lượng. Đương nhiên cũng có trường hợp ngược lại. Khi mà bỏ bê chăm sóc, lơ là việc phòng trừ sâu bệnh, thì cây sẽ chẳng thể cho quả ngọt ngon. Bưởi hồ lô yêu cầu kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc khá cao nên bà con càng phải chú ý hơn. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ đến toàn thể bà con kỹ thuật trồng bưởi hồ lô đơn giản mà hiệu quả nhất. Cùng xem qua nhé.
Mục lục
Công dụng chung của bưởi hồ lô
Tăng cường hệ miễn dịch: Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi do thời tiết, hãy thử ăn một quả bưởi, cảm giác được bù nước và sảng khoái là điều mà bạn nhận được sau đó mà không cần phải lo dư thừa hay quá tải calo. Thêm vào đó, vitamin C mà bạn hấp thu được từ bưởi giúp duy trì hệ miễn dịch cơ thể bạn khoẻ mạnh. Các nhà dinh dưỡng học khẳng định quả bưởi cung cấp khoảng 600% nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể. Lượng vitamin C này có thể giúp bạn tránh được cảm lạnh, sốt, nhiễm trùng và các chứng bệnh khác.

Tốt cho tiêu hóa: Với hàm lượng chất xơ cao, bưởi rất tuyệt vời đối với nhu động ruột. Nếu bạn thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, ăn bưởi sẽ giúp bạn khắc phụcđiều này.
Kỹ thuật trồng bưởi hồ lô đơn giản mà hiệu quả
- Quy trình tạo bưởi hồ lô như sau: thường tạo dạng trái hồ lô trên bưởi năm roi không hạt. Sau đó là tuyển trái để tạo hình khi trái bưởi non vừa thành hình, phải chọn những trái bưởi tốt, không bị sâu, không bị dị tật…
- Trong nhiều trái bưởi trên cây, nhà vườn sẽ chọn một số ít trái đẹp nhất để làm bưởi hồ lô, thông thường khoảng 5-10 trái/cây (10-15%), số còn lại sẽ để chúng phát triển bình thường bán thương mại.
- Khi bưởi ra trái được khoảng 2 tháng, người trồng sẽ chọn ra những quả đẹp, ngon và có tiềm năng phát triển nhất để tiến hành thắt nút dây ở giữa trái(dùng keo keo vải thắt nút ở giữa,sau đó dùng dây rút tiên hành thắt nút,2 công đoạn như thế sẽ giúp bưởi không bị trầy trái khi thắt eo).
- Mất thêm khoảng 3 tuần lễ để bưởi bắt đầu “thắt eo” có hình giống hồ lô (hiện Thái Lan cũng có một giống cho ra trái bưởi hồ lô không cần khuôn). Khi đó, người trồng mới cho bưởi vào khuôn rồi cố định quả. Bưởi lúc này cần điều kiện ánh sáng thấp để giữ nguyên màu sắc đẹp, vì vậy người trồng phải dùng giấy che từng trái, chăm sóc hàng ngày.
Chú ý
Để thu hoạch được vào dịp tết Nguyên Đán hàng năm, quý bà con cần chọn đúng thời điểm để xử lí hoa. Cụ thể:
- Bưởi tơ ăn mùng 5/5 bắt đầu làm,
- Bưởi già (trên 10 năm) bắt đầu từ rằm tới 25 tháng 5.
- Thời gian để trái điền đầy khuôn từ 6-7 tháng
Phòng bệnh
Trước khi thực hiện, bà con cần xử lí thuốc cho trái; phòng trừ các loại bệnh, nhất là nấm mốc. Cụ thể:
- Chọn những trái nằm gần thân, khỏe mạnh, da láng, đồng đều.
- Chọn giống bưởi, trái bưởi sẽ cho quả nặng trên 1,2 kg.
- Nên kết hợp với bao trái bưởi để hạn chế sâu bệnh, hạn chế ong bướm.
- Khi phát hiện bệnh, nên tiêu hủy ngay trái và khuôn để tránh lây lan.
Tạo hình cho quả
Chuyên gia gợi ý các bước như sau:
Bước 1:
- Chọn bưởi non có kích cỡ ngang với đường kính của dây thắt eo (8.5cm)
- Dùng dây thắt eo thắt ngang bụng trái bưởi.
- Đến khi quả bưởi lộ rõ eo thì tiến hành cắt dây và vào khuôn ( khoảng 1 tháng). Bưởi sau khi thắt eo 1 tháng, chuẩn bị vào khuôn

Bước 2:
- Sau khi quả tạo rõ eo, dùng khuôn ốp vào bưởi
- Dùng 2 mảnh có chữ (Tài – Lộc) lồng vào bên trong cho khớp với vị trí số 3 và 4 trên khuôn. Chỉnh lại khuôn cho khớp với eo của quả bưởi; chỉnh lại chữ khớp với vị trí số 3 và 4. Sau đó bấm kim cạnh còn lại để cố định khuôn. Dùng dây rút, rút cố định 2 đầu khuôn (dùng dao đâm xuyên 2 góc nhỏ (7) trên khuôn để xỏ dây rút).
Cảm ơn bà con đã xem qua bài viết. Chúc bà con thành công với những kỹ thuật này. Xem thêm kỹ thuật trồng trọt tại đây.