Tỏi có nói thể là một loại gia vị gần như không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của nhiều gia đình Việt Nam xưa và nay. Ngoài ra, cây tỏi còn được dùng làm dược phẩm nữa đấy. Cũng vì vậy mà tỏi được trồng rất nhiều trên mảnh đất hình chữ S. Và muốn cây đạt năng suất cao, cho giá trị thương phẩm tốt, người trồng tỏi cũng cần chủ động tìm hiểu về những loại bệnh gây hại ở cây tỏi để có biện pháp phòng và trị nhanh chóng. Dưới đây là 3 loại bệnh hại ở tỏi thường gặp nhất và cách phòng trừ mà 2findx.com tổng hợp được bà con có thể tham khảo để có những giải pháp hữu hiệu nhất.
Mục lục
Bệnh vi rút sọc vàng trên cây tỏi
Triệu chứng nhận biết bệnh sọc vàng trên tỏi
- Trên lá tỏi bị nhiễm bệnh vi rút thường biểu hiện các sọc màu vàng chạy dọc lá, đôi khi toàn bộ lá tỏi biểu hiện màu vàng
- Trên một số giống tỏi, màu của sọc bệnh có thể màu vàng nâu, và triệu chứng bệnh thường xuất hiện trên lá già
- Khi cây nhiễm bệnh vi rút, lá tỏi thường mỏng hơn so với cây khỏe, bề mặt lá thường lõm vào trong. Cây sinh trưởng kém, cây lùn và dễ bị gây hại do sương muối hơn so với cây khỏe
Tác nhân và chu kỳ gây bệnh sọc vàng trên tỏi
- Bệnh vi rút sọc vàng lá tỏi do vi rút Leek yellow stripe virus(LYSV) gây ra
- Bệnh do các loài rệp đã mang mầm bệnh chích hút các cây khỏe và sau đó lây truyền bệnh theo phương thức không bền vững
- Nhiệt độ lạnh và ánh sáng kém, triệu chứng bệnh thường biểu hiện rõ
Cách phòng và trị bệnh
- Không sử dụng củ tỏi giống của cây đã nhiễm bệnh vi rút sọc vàng để làm giống
- Sử dụng thuốc hóa học để phun phòng và trừ các loại rệp chích hút lá tỏi, các gốc thuốc như imidacloprid, abamectin…
Bệnh thối cổ rễ ở cây tỏi
Triệu chứng bệnh thối cổ rễ của cây tỏi
- Bệnh có thể xuất hiện bất kỳ giai đoạn nào trên lá trong suốt thời kỳ lá tăng trưởng, ban đầu màu vàng xuất hiện trên ngọn lá sau đó hướng dần xuống dưới làm cho toàn bộ lá bị vàng và đôi khi bị héo rũ.
- Rễ chuyển thành màu vàng nâu, trên thân và củ tỏi chuyển thành màu nâu đỏ. Sau thời gian nhiễm bệnh rễ và cỗ rễ sẽ bị thối, sau đó lan dần lên phần củ làm cho củ bị mềm và làm cho cả cây bị ngã rạp xuống
Tác nhân và chu kỳ gây bệnh
- Bệnh thối cổ rễ trên tỏi gây ra bởi nấm Fusarium oxysporumsp.cepae
- Mềm bệnh có nguồn gốc từ đất, tồn tại trong đất ở dạng bào tử vách dày
- Mầm bệnh có thể xâm nhiễm vào rễ và cổ của cây tỏi, tuy nhiên không thể xâm nhiễm trực tiếp vào của tỏi
- Mầm bệnh dễ dàng gây hại thông qua vết thương do sâu hoặc các loại bệnh khác gây hại trước
- Điều kiện ẩm ướt và nhiệt độ cao là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển
Phòng và trị bệnh
- Sử dụng các giống tỏi kháng được bệnh thối cỗ
- Luân canh cây trồng khác sau khi trồng bốn vụ tỏi liên tục
- Sử dụng củ tỏi giống không có mầm bệnh và không bị vết thương khi đem trồng
- Sử dụng loại thuốc hóa học gôc đồng, chlorothanil…
Bệnh chết ngược trên cây tỏi
Triệu chứng bệnh chết ngược trên cây tỏi
- Ban đầu trên ngọn lá tỏi xuất hiện đốm màu trắng hoặc vệt màu trắng, kích thước từ 0.5-1.5 cm. Các đốm bệnh này giống hệt triệu chứng bị dính thuốc cỏ hoặc giống như bón phân đạm quá nhiều
- Vết bệnh sau đó chuyển thành màu nâu và lan dần hướng xuống củ tỏi, làm cho toàn bộ lá tỏi bị nhiễm bệnh, gây ra hiện tượng chết ngược trên tỏi. Đôi khi triệu chứng giai đoạn đầu dễ nhầm lẫn với bệnh ngọn trắng trên tỏi.
Tác nhân và chu kỳ gây bệnh
- Bệnh chết ngược trên tỏi gây ra bởi nấm Cladosporium allii-cepae
- Tàn dư thân, lá, củ và rễ tỏi trên đồng ruộng đã nhiễm bệnh là nguồn bệnh chính để truyền sang vụ sau
- Triệu chứng bệnh trên lá tỏi xuất hiện sau khoảng 2 ngày khi mầm bệnh gặp điều kiện thích hợp để xâm nhiễm
- Nhiệt độ thấp khoảng 9-120C và ẩm độ trên 80% thích hợp cho bệnh phát triển
Phòng và trị bệnh
- Dọn sạch ruộng trồng tỏi sau khi thu hoạch sau đó gom đốt
- Để trống ruộng tối thiểu 2 tháng đối với vụ trước nhiễm bệnh chết ngược trên tỏi trước khi trồng vụ mới
- Luân canh cây tỏi với cây khác sau hai vụ trồng liên tục
- Phun thuốc hóa học như metalaxy, mancozeb