Khoai lang được biết đến là loài cây thân thảo dạng dây leo, củ của chúng là loại thực phẩm quen thuộc với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc ta. Khoai lang có vị ngọt, giàu tinh bột và mang trong mình nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, hiện nay, khoai lang chất lượng có giá thành cao nên được nhiều nông dân đưa trồng. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác khoai lang bà con cũng cần chú ý theo dõi thường xuyên để phát hiện và có biện pháp đối phó kiệp thời, đặc biệt là bệnh thối tím củ khoai lang. Đó là bởi vì bệnh hại này ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất cây trồng.
Mục lục
Đặc điểm cây khoai lang
Cây khoai lang có tên khoa học là Ipomoca batatas L. Cây với tên tiếng Anh là Sweet potato. Đầu tiên, chúng được tìm thấy ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ. Cây khoai lang là một trong những loài thực vật có củ thuộc họ bìm bìm (Convolvulaceae) chứ không thuộc chi Dioscorea như những loại củ khoai khác. Chúng có dạng thân thảo, thân mềm và bò lan ra mặt đất. Chiều dài thân lên đến 2 – 3 mét hoặc hơn nếu trồng ở những nơi phù hợp. Lá đơn hình tim hoặc xẻ thủy với phần cuống dài, mọc cách xa nhau. Hoa lưỡng tính, quả thuộc dạng quả sóc.
Rễ cây khoai lang bao gồm rễ chính và nhiều rễ thứ. Hiện có khá nhiều giống khoai lang khác nhau được trồng ở nhiều tỉnh thành khắp Việt Nam. Điều kiện nhiệt độ phù hợp cho cây sinh trưởng phát triển tốt là khoảng 24 độ C. Tầm 2 – 9 tháng là cây phát triển đầy đủ rễ củ. Khi trồng khoai lang lấy củ, bạn có thể thu hoạch thân và lá rau trước sau đó mới thu hoạch củ. Thân và là lang được dùng cho gia súc ăn. Ngoài ra, phần lá non và ngọn rau cũng được con người sử dụng rất nhiều.
Triệu chứng của bệnh thối tím củ khoai lang
- Bệnh thối tím củ khoai lang chỉ xuất hiện trên đồng ruộng.
- Bệnh xuất hiện ở các rễ tơ sau đó lây lan toàn bộ hệ thống rễ.
- Lá của của dây khoai lang nhiễm bệnh thối tím biến thành màu vàng, đối với lá già sẽ xảy ra hiện tượng rụng.
- Củ khoai lang sẽ bị thối từ phấn đít củ, sau đó hướng ra toàn bộ củ. Củ bị thối sẽ bốc mùi rượu kèm với mùi chua.
Tác nhân và chu kỳ gây hại của bệnh thối tím củ khoai lang
- Bệnh thối tím củ gây ra bởi nấm Helicobasidium mompa Tanaka.
- Bệnh tối tím củ khoai lang có thể xuất hiện trên một trăm loài cây trồng, bao gồm các cây quan trọng như khoai tây, đậu nành, đậu phộng, bông vải, tào, dâu, trà xanh, nho và mận.
- Nấm gây bệnh thối tím củ Helicobasidium mompa Tanaka có nguồn gốc từ đất, tồn tại chủ yếu ở dạng hạch nấm bên cạnh sợi nấm.
- Bệnh lây lan thông qua hệ thống nước tưới hoặc do nước mưa.
- Bệnh thối tím củ khoai lang thường diễn ra nghiêm trọng nhất vào mùa mưa, vào thời điểm ruộng khoai ẩm độ cao.
- Điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển là ngập nước, cây thiếu dinh dưỡng, pH thấp.
Cách phòng và trị bệnh thối tím củ khoai lang
- Khi ruộng khoai bị nhiễm bệnh thối tím củ, nên thu gom dây và lá lại sau đó khử trùng bằng thuốc hóa học thích hợp hoặc có thể để khô rồi đốt.
- Hạn chế tối đa sử dụng các loại nông cụ và phân bón đã nhiễm bệnh sang ruộng sạch bệnh.
- Thường xuyên luân canh cây trồng, hạn chế trồng khoai lang liên tục 3 năm trên một cánh đồng. Luân canh với cây họ đậu và lúa.
- Chú ý quản lý đất, tăng cường độ màu mỡ của đất và cải thiện cấu trúc đất.
- Chọn lọc giống có khả năng kháng bệnh.
- Sử dụng thuốc Cantop M 72WP để phun cho cây.
- Thu gom toàn bộ những tàn dư của cây khoai sau thu hoạch.
Xem thêm nhiều tin tức mới nhất về Nông nghiệp – Phòng và trị bệnh cây trồng tại đây.