• Thông tin giải trí
  • Thông tin thể thao
  • Khám phá du lịch
  • Khoa học – công nghệ
  • Login
Nông Nghiệp Oganics
Advertisement
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
No Result
View All Result
Nông Nghiệp Oganics
No Result
View All Result

Cần phải nắm rõ những bệnh thường gặp nào khi nuôi ếch?

Lê Ngọc Ý by Lê Ngọc Ý
02/11/2021
in Phòng và trị bệnh thuỷ sản, Thuỷ sản
0
Ếch thường bị bệnh sán lá, sán sơ mít và giun ký sinh
Bệnh mù mắt thường xẩy ra khi nuôi ếch trong bể xi măng

Bệnh mù mắt thường xẩy ra khi nuôi ếch trong bể xi măng

Nuôi ếch là một mô hình có giá trị kinh tế khá cao, tuy nhiên, nó vẫn còn khá khó khăn đối với bà con chăn nuôi vì họ bị thiếu kinh nghiệp điều trị những căn bệnh thường gặp ở ếch. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các những căn bệnh thường gặp ở ếch, có thể kể đến như: thời tiết thay đổi, không diệt khuẩn, mật độ nuôi quá dày, không vệ sinh hồ, chất lượng nước không được đảm bảo, thức ăn không chất lượng, không đủ dinh dưỡng, vị trí nuôi không thích hợp, cho ăn chưa đúng cách.

Mục lục

  • Các bệnh thường gặp ở ếch nuôi
    • Đường ruột
    • Trùng bánh xe
    • Bệnh giun, sán, mù mắt
    • Tê liệt thần kinh
    • Nhiễm trùng ngoài da, đốm trắng
  • Cách phòng bệnh cho ếch

Các bệnh thường gặp ở ếch nuôi

Nuôi ếch là một mô hình có giá trị kinh tế khá cao
Cả nòng nọc và ếch trưởng thành đều có thể mắc phải bệnh đường ruột

Đường ruột

Cả nòng nọc và ếch trưởng thành đều có thể mắc phải bệnh này. Nguyên nhân chủ yếu là do ăn phải thức ăn thiu, thối. Nòng nọc khi bị bệnh, bụng phình to, bơi khó khăn. Cơ thể không nằm ngang mà thường thẳng đứng. Khi đó phải thay toàn bộ nước mới, vớt các con bị bệnh ra một chậu. Cứ 5 lít nước hoà 2 lọ penicilin 1 triệu đơn vị và cho nòng nọc bơi trong nước đó khoảng nửa tiếng. Sau đó, đưa chúng sang một chậu nước sạch khác hoặc một bể nhỏ. Cho chúng ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá trong một thời gian. Khi nòng nọc hết bệnh mới đưa trở lại với đàn.

Ở ếch con và ếch trưởng thành, nếu bị bệnh sẽ hoạt động chậm chạp, kém ăn, hậu môn lòi ra và có vết máu. Chữa bằng cách, trộn thêm ganidan hoặc becberin đã nghiền nát vào thức ăn. Sau 3 – 5 ngày, ếch sẽ khỏi bệnh. Cũng có thể dùng sunphadiazine với lượng 4–5g/1kg thức ăn trong 5 ngày hoặc metrromidazole 3 – 5 g/1kg thức ăn trong 1 tuần, bệnh sẽ giảm. Tốt nhất, cho ếch nhịn ăn 1-2 ngày rồi cho ăn thức ăn đã trộn thuốc.

Trùng bánh xe

Bệnh này thường xuất hiện ở giai đoạn nòng nọc. Bệnh do ký sinh trùng trichodina gây ra. Khi mắc bệnh, trên màng vây và đuôi của nòng nọc xuất hiện những điểm màu trắng bạc, bơi ngắc ngoải và cựa quậy liên tục. Chúng sẽ bỏ ăn và chết hàng loạt. Bệnh thường xảy ra khi nguồn nước nuôi bẩn. Khi đó, phải thay nước ngay và đưa những con bị bệnh ra chậu riêng để điều trị. Cho nòng nọc bị bệnh tắm trong dung dịch sun phát đồng (CuSO4) với lượng 2 – 3g/m3 nước hoặc với dung dịch penicilin (1 chai 1 triệu đơn vị cho 1 chậu lớn).

Không nên ngâm nòng nọc trong các dung dịch này quá 2 giờ. Khi thấy chúng hoạt động bình thường trở lại thì vớt ra ngay. Cũng có thể điều trị bệnh này bằng nước muối nồng độ 2-3 ‰ (hoà 2-3 lạng muối với 10 lít nước). Cho nòng nọc bị bệnh vào nước muối đó trong vòng 5-10 phút. Gặp mặn, nòng nọc bơi nhảy tứ tung, trùng bánh xe sẽ bị tiêu diệt. Sau đó, vớt chúng ra và thả lại vào chỗ nuôi.

Bệnh giun, sán, mù mắt

Không nên ngâm nòng nọc trong các dung dịch này quá 2 giờ
Cho nòng nọc bị bệnh vào nước muối đó trong vòng 5-10 phút

Ếch thường bị bệnh sán lá, sán sơ mít và giun ký sinh. Trộn các loại thuốc tẩy giun sán lẫn với thức ăn hoặc có thể dùng peperracin với tỷ lệ 0,1% so với thức ăn. Phải tẩy vài lần mới hết được giun sán, nếu để ếch bị bệnh sẽ lớn chậm.

Bệnh này thường xẩy ra khi nuôi ếch trong bể xi măng. Lúc đầu một mắt của ếch màu đục trắng. Nếu không chữa, nó sẽ lây sang mắt thứ 2 và ếch sẽ chết. Hiện nay, bà con thường dùng các loại thuốc như cipro, AntiI.v.v.. có bán ở các quầy thuốc thú y và rải đều xuống nước (liều lượng theo chỉ dẫn ở bao bì). Bệnh cũng có thể khỏi được. Tốt nhất, khử trùng bể nuôi bằng Iodine (PVP Iodine) với liều lượng 5 – 10 ml/m3 nước, bệnh sẽ giảm.

Tê liệt thần kinh

Ếch bị bệnh thường nhảy loạng choạng, đi lại lệch lạc, chân co giật liên tục, dần dần bị bại liệt và chết. Chưa có loại thuốc đặc trị bệnh này. Có thể dùng các loại thuốc chữa thần kinh cho vịt như Frog 200 hoặc Enroflox để điều trị cho ếch với liều lượng như hướng dẫn ngoài bao bì.

Nhiễm trùng ngoài da, đốm trắng

Bệnh xuất hiện khi môi trường nuôi bị ô nhiễm hoặc ếch bị xây xát da, khi đó phải thay nước ngay. Có thể xử lý nguồn nước bằng dung dịch thuốc tím hoặc nước muối bằng cách hoà thuốc tím với liều lượng 3 – 5g/1m3 nước và hắt vào lồng nuôi. Cũng có thể dùng muối hạt vãi vào lồng cũng cho kết quả tốt, ếch mau khỏi bệnh.

Đây là bệnh phổ biến ở các loài cá da trơn. Bệnh do vi khuẩn Edwardseella gây ra. Ếch mắc bệnh này thường bỏ ăn, yếu, kém hoạt động và gầy nhanh. Khi mổ ra thấy gan có nhiều đốm trắng li ti. Dùng Entrofloxarin hoặc Ciprofloxarin để trị bệnh.

>> Xem thêm các bài viết khác tại chuyên mục phòng và trị bệnh thủy sản.

Cách phòng bệnh cho ếch

Sử dụng thuốc tím khử trùng cho ếch trước khi đưa vào bể nuôi
Đảm bảo nguồn thức ăn sạch cho ếch, tránh thức ăn ôi thiu
  • Tẩy trùng bể nuôi/ ao nuôi trước khi thả giống
  • Sử dụng thuốc tím khử trùng cho ếch trước khi đưa vào bể nuôi để phòng bệnh trong quá trình di chuyển
  • Đảm bảo nguồn nước sạch, đạt chuẩn( độ ph từ 6-7). Thay nước thường xuyên, tránh ôi nhiễm nguồn nước do thức ăn
  • Khử môi trường nuôi định kì
  • Đảm bảo nguồn thức ăn sạch cho ếch, tránh thức ăn ôi thiu, hết hạn sử dụng hay nấm mốc.
  • Bổ sung men vi sinh, vitamin c định kì cho ếch
  • Thường xuyên theo dõi, tếch đàn cho ếch
  • Thường xuyên theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu bị bệnh ở ếch.

Thành công của bà con chính là thành công của chúng tôi. Với mong muốn bà con chăn nuôi đạt hiệu quả cao, con giống đem về ít hao hụt , tăng trưởng nhanh, đầu ra ổn định, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bà con suốt thời gian chăn nuôi, chúng tôi rất vui khi được giải đáp mọi thắng mắc của bà con về kỹ thuật chăm sóc ếch.

Tags: Bệnh giunđốm trắngĐường ruộtmù mắtNhiễm trùng ngoài daphòng bệnh cho ếchTê liệt thần kinhTrùng bánh xe
Previous Post

Bệnh khò khè ở gà và cách điều trị đơn giản, hiệu quả

Next Post

Bệnh mềm vỏ trên tôm phải phòng và trị bệnh như thế nào?

Next Post
Phòng bệnh mềm vỏ ở tôm chủ yếu bằng phương pháp cải tạo ao đảm bảo môi trường sống tốt

Bệnh mềm vỏ trên tôm phải phòng và trị bệnh như thế nào?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN NỔI BẬT

  • Mô hình trồng rau

    Bí quyết để có một vườn rau ngon trên sân thượng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách thuần hóa và nuôi gà rừng mới bắt về

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách nuôi chim sẻ cho người mới bắt đầu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Công nghệ RAS: phương pháp nuôi tôm hiệu quả

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Venice của Hà Lan với những cảnh đẹp độc đáo

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hướng dẫn phương pháp nuôi chim cút hiệu quả cao

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Người dân làm giàu từ mô hình chăn nuôi gà Tây

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Những cách phòng trừ sâu bệnh cho cây chuối già Nam Mỹ hiệu quả nhất

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Khám phá du lịch ngôi làng cổ Gokayama tuyệt đẹp

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Các loại nước cốt lẩu Trung Quốc đắt hàng tại Hà Nội

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
  • Thuỷ sản
  • Chăn nuôi

© Copyright by 2findx.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi

© Copyright by 2findx.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In