Xà lách là một loại rau ăn kèm thường thấy trong hầu hết các món ăn từ nhà cho đến hàng quốc như gỏi cuốn, bánh xèo, bún xào,…Cũng do vậy mà xà lách được trồng rất nhiều tại nước ta với nhiều chủng loại khác nhau. Thế nhưng hiệu quả kinh tế của xà lách sẽ không cao nếu cây bị mắc phải các bệnh hại. Do vậy, để tránh trường hợp đáng tiếc này xảy ra, hãy tham khảo bài viết dưới đây của 2findx.com để nhận biết được những bệnh hại ở xà lách dễ gặp nhất và cách phòng tránh bệnh hại ở xà lách nhé!
Mục lục
Vì sao bà con cần tìm hiểu về bệnh hại ở xà lách?

Xà lách là một trong những loại rau sống được yêu thích nhất ở nước ta. Vì rau được ăn trực tiếp không qua chế biến nên việc rau bị nhiễm sâu bệnh hại là điều khó thể chấp nhận với người tiêu dùng. Bà con cũng vì thế mà trở nên đau đầu, tìm đủ mọi cách kích thích cây phát triển, đôi khi phải nhận lấy “tác dụng phụ” bởi sử dụng cách không phù hợp. Do vậy, khi nhận biết được bệnh hại, bà con có thể kịp thời xử lý.
Các bệnh thường gặp ở xà lách
Bệnh đốm vệt đen xà lách
Triệu chứng gây bệnh thường thấy
- Bệnh đốm vệt đen xà lách chỉ xuất hiện trên giống xà lách cuộn thành bắp, vì vậy đối với những giống xà lách lá đa phần sẽ không bị nhiễm bệnh trên
- Bệnh đốm vệt đen xà lách chỉ xuất hiện ở những lá bên trong của bắp xà lách, không xuất hiện bên ngoài, để kiểm tra được triệu chứng bệnh phải bóc lớp lá bên ngoài ra sau đó quan sát từ lớp lá thứ 2 trở đi.
- Biểu hiện của bệnh đốm vệt đen xà lách ban đầu là vết bệnh đường kính từ 1-3 mm, về sau to ra và tạo thành một khối trên toàn bộ lá.
- Lá sau khi nhiễm bệnh vẫn cứng, không mềm và bị thối rửa. Triệu chứng này đối nghịch với triệu chứng do vi khuẩn gây hại. Cây thường bị thối rữa và có chất nhờn.
Tác nhân và chu kỳ gây hại của bệnh
- Bệnh đốm đen xà lách gây ra bởi vi khuẩn Pseudomonas cichorii
- Ruộng xà lách thường bị nhiễm bệnh khi trong nước tưới có chứa mầm bệnh và hệ thống dùng để tưới là hệ thống tưới phun mưa
- Sau khi tưới, nước có chứa mầm bệnh sẽ xâm nhập vào trong khe lá, từ đó tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập vào các lá trong.
Cách phòng và trị bệnh

- Hạn chế tối đa sử dụng hệ thống tưới phun mưa để tưới cho ruộng xà lách, khi nguồn nước không đảm bảo sạch mầm bệnh đốm vệt đen xà lách
- Nếu sử dụng hệ thống tưới phun mưa, nên trồng những giống xà lách không cuộn thành bắp, hoặc những giống lá mọc thẳng
- Xử lý nước nước tưới bằng các thuốc gốc đồng để diệt mầm bệnh đốm vệt đen xà lách
- Luân canh với cây trồng không bị nhiễm bệnh vệt đen xà lách
Bệnh thán thư xà lách
Triệu chứng gây hại
- Ban đầu bệnh thán thư xà lách là đốm bệnh sũng nước, đường kính từ 2-3 mm, xuất hiện ở những lá ngoài cùng.
- Vết bệnh to ra, chuyển thành màu vàng và thường có hình dạng bất định. Dưới điều kiện ẩm độ cao và thời tiết lạnh, lớp bào tử màu trằng và hồng xuất hiện ở trung tâm vết bệnh. Viền của vết bệnh có màu vàng hoặc vàng nâu
- Khi nhiều vết bệnh mở rộng và liên kết lại tạo thành vết bệnh lớn hủy hoại toàn bộ lá. Điều này gây ra hiện tượng chết ngược, trong một vài trường hợp có thể làm cho rụi cả cây.
Tác nhân và chu kỳ gây bệnh
- Bệnh thán thư xà lách do nấm Microdochium panattonianum gây ra
- Triệu chứng biểu hiện sau 4 – 8 ngày sau mầm bệnh xâm nhập. Mầm bệnh có thể tồn tại trong đất đến 4 năm ở dạng hạch nấm
Phòng và trị bệnh
- Không sử dụng ruộng trồng xà lách vụ trước đã nhiễm bệnh thán thư để trồng cho vụ mới
- Luận canh thường xuyên sau hai vụ trồng liên tục với cây ngô, đậu
- Không sử dụng hệ thống tưới phun mưa để tưới cho xà lách, nên dùng hệ thống tưới nhỏ giọt
- Phun thuốc hóa học như Carbendazim (Carbenzim 500FL); Hexaconazole (Anvil 5SC, Tungvil 5SC), Imibenconazole (Manage 5 WP); Mancozeb (Cadilac 75WG); Diniconazole (Nicozol 12.5WP)