Bệnh trùng quả dưa hay còn gọi có tên gọi khác đó là bệnh đốm trắng. Bệnh trùng quả dưa rất nhạy cảm với các yếu tố tác động từ môi trường: pH dưới 5. Bệnh này thường xuất hiện và cá sẽ bị chết ở giai đoạn cá giống, cá hương và gây tác hại nhiều loài cá (Cá chép, trắm cỏ, cá trôi, rô phi,… cá cảnh trong bể). Bệnh này phát triển nhanh ở điều kiện nhiệt độ từ 22 – 25°C. Thường xuất hiện ở nơi ương cá cải tạo chưa tốt và có mầm bệnh trùng quả dưa. Ở nước ta, căn bệnh này xảy ra mạnh nhất vào cuối xuân cho đến mùa thu ở miền Bắc.
Mục lục
Trùng quả dưa là gì?
Trùng quả dưa tên khoa học là Ichthyophthirius multifiliis, chúng có dạng rất giống một quả dưa, đường kính khoảng 0,5-1 mm. Toàn thân có nhiều lông tơ nhỏ, nhiều đường sọc. Giữa thân có một hạch lớn hình móng ngựa và một hạch nhỏ. Miệng ở phần trước, ⅓ cơ thể, hình gần giống cái tai, cộng thêm một không bào co rút nằm ngay bên cạnh miệng. Thân trùng mềm mại, có thể biến đổi hình dạng khi vận động. Ở trong nước, ấu trùng thường bơi lội nhanh hơn trùng trưởng thành.
Trùng rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường, chúng không chịu được pH<5, oxy hòa tan<0,8mg/l và rất nhạy cảm với nhiệt độ. Trùng quả dưa thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, trời mát, nhất là ở vùng nhiệt đới. Nhiệt độ thích hợp nhất cho chúng phát triển là từ 25-26oC. Trùng thường gây bệnh nhiều trên cá nước ngọt, mà nhất là giai đoạn cá giống, cá hương.
Ký chủ thường bao gồm các loài cá trắm cỏ, cá chép, cá mè trắng, cá mè hoa, cá trôi, cá rô phi, cá thát lát, cá tra, cá trê và một số loài cá nuôi cảnh cũng dễ nhiễm trùng này. Giai đoạn ký sinh trên cá gọi là Trophont. Cơ thể có nhân hình móng ngựa đặc trưng được bao phủ trong lớp lông mao và trưởng thành trong lớp biểu bì. Giai đoạn này trùng có vỏ bọc, nên hóa chất không đi vào trong vỏ mà tiêu diệt chúng được. Do đó, trùng quả dưa là loài rất khó để diệt tận gốc.
Nhận biết bệnh trùng quả dưa
Dấu hiệu
Các tác nhân gây bệnh và cách thức phân bố, lan truyền bệnh trùng quả dưa ở cá. Từ đó đưa ra các phương pháp phòng và trị bệnh: phòng bệnh tổng hợp và tăng sức đề kháng cho cá, xử lý nước, trộn vitamin C vào thức ăn,…
- Các vị trí bám của trùng sẽ hình thành nhiều đốm lấm tấm màu trắng đục có kích thước nhỏ, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- Da cá đổi thành màu đen sậm. Trùng bám nhiều ở mang phá huỷ mang làm giảm chức năng hô hấp, cá bị ngộp lên phải nổi đầu.
- Cá bị bệnh nặng sẽ trở lên chậm chạp, bơi lờ đờ. Khi quá yếu chúng chỉ ngoi đầu lên mặt nước để thở, đuôi bất động.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do nguyên sinh động vật Ichthyopthirius multifiis. Trùng trưởng thành có hình quả dưa; ở mặt bụng phần phía trước có miệng hình xoắn ốc là nơi trùng bám vào cơ thể hút chất dinh dưỡng. Ký sinh ở da, mang cá hút máu và tạo vết thương, sau đó vết thương bị nhiễm khuẩn. Tạo các đốm mủ màu trắng trên da, mang nên còn gọi là bệnh đốm trắng.
>> Xem thêm các bài viết tại chuyên mục phòng và trị bệnh thủy sản.
Trị bệnh
- Phòng bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Dùng Fighting 10ml/1.000m³ nước, tăng sức đề kháng cho cá bằng Vitamin C-Sol trộn 1g/2kg thức ăn.
- Trị bệnh: xử lý nước bằng Fighting 10-25ml/1.000m³ nước, nếu nước quá đục dùng Biotics 5kg/3.000m³ nước. Sử dụng Vitamin C trộn vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá. Cá mới thả nên bổ sung thêm chất dinh dưỡng Multi 20 1kg/250 kg thức ăn.