Nuôi trồng thủy sản là ngành nghề khá phổ biến tại nước ta trong đó có nghề nuôi tôm. Tôm vốn là loại thủy sản mang lại giá trị dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể được nhiều người yêu thích. Nghề nuôi tôm mang lại nhiều giá trị kinh tế cho người nuôi nói riêng và kinh tế nước nhà nói chung. Tuy nhiên hiện nay thời tiết thay đổi thất thường, thiên tai, bão lụt, khí hậu ô nhiễm khiến ngành nuôi tôm ít nhiều bị ảnh hưởng.
Tại trại nuôi tôm của doanh nghiệp Phương Nam, Xã Thái Thượng, Huyện Thái Thụy, Tỉnh Thái Bình đã áp dụng nuôi tôm bằng phương pháp nhà kính. Phương pháp nhà kính giúp người nuôi tăng thêm 2 – 3 lứa mang lại hiệu quả kinh tế hơn so với cách nuôi thông thường. Đây là phương pháp nuôi tôm sử dụng ứng dụng công nghệ cao hạn chế được ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh. Phương pháp nuôi tôm này giúp con tôm phát triển mạnh khỏe cho năng suất cao.
Mục lục
Nuôi tôm thẻ trong nhà kính giúp đạt năng suất vượt trội

Tôm sống trong môi trường nhà kính ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết và dịch bệnh nên sinh trưởng tốt, đồng đều. Do vậy, người nuôi có thể tăng thêm 2-3 lứa so với cách nuôi thông thường. Huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình là một trong những địa phương phát triển mạnh về nghề nuôi tôm. Đặc biệt là tôm thẻ chân trắng.
Vài năm trở lại đây, những biến đổi bất thường của thời tiết, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh; có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng tôm nuôi trên địa bàn. Tuy nhiên, các trang trại nuôi tôm của doanh nghiệp Phương Nam ở xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy lại không bị tác động nhiều.
Hệ thống nuôi tôm nhà kính ứng dụng công nghệ cao
Khi ông Đỗ Quang Bốn – chủ doanh nghiệp quyết định đầu tư mô hình nuôi tôm nhà kính ứng dụng công nghệ cao. Tại cơ sở này, ao nuôi được thiết kế dạng đáy bê tông hình lòng chảo. Lắp đặt hệ thống sục khí cùng một hố ga để xả cặn. Phần mái của khu nuôi có lợp nhựa giúp giữ nhiệt và che mưa. Phía trên là màn che nắng di động, cho phép người nuôi điều chỉnh ánh sáng ở mức cần thiết. Nhà kính được thiết kế cửa sổ thông gió và hệ thống quạt sóng trên mặt ao nuôi. Để đo độ pH và nhiệt độ nước, cơ sở cũng có thiết bị chuyên dụng riêng.
Khác với cách nuôi tôm thông thường: người nuôi thường phối trộn thức ăn và canh giờ để cho tôm ăn. Tại hệ thống nhà kính của doanh nghiệp Phương Nam. Chế độ ăn được lập trình sẵn theo từng giai đoạn phát triển của tôm. Theo đó, hệ thống máy sẽ tự động cho tôm ăn theo nhu cầu.
Tác dụng của nuôi tôm nhà kính ứng dụng công nghệ cao
Mô hình nuôi tôm trong nhà kính là hình thức nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao. Nó đem lại hiệu quả lớn có tính bền vững; hướng đến nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, an toàn. Hiện nay, ở nước ta, môi trường nước mặt đang bị bị ô nhiễm gây ra nhiều dịch bệnh cho các loài thủy hải sản, đặc biệt là tôm. Điều này làm ảnh hướng lớn đến hoạt động xuất khẩu tôm; vì chất lượng sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Do đó, việc phát triển nuôi tôm an toàn ứng dụng công nghệ cao trong nhà kính ra đời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Đầu tư nhà kính nuôi tôm tốn kha nhiều chi phí

Trước đây, người nuôi tôm theo cách thông thường bị phụ thuộc vào sự may rủi của thời tiết và diễn biến của dịch bệnh, môi trường. Vào những tháng mùa lạnh ở khu vực phía Bắc, việc nuôi tôm hầu như ngưng trệ. Tuy nhiên, mô hình nuôi tôm nhà kính áp dụng công nghệ hiện đại lại khắc phục được những hạn chế này. Khi người nuôi chủ động việc kiểm soát nhiệt độ, dịch bệnh cũng như môi trường. Do đó, dù điều kiện thời tiết lạnh giá khắc nghiệt. Bên trong khu vực nhà kính, tôm vẫn phát triển bình thường, khỏe mạnh.
Với mô hình này, chi phí đầu tư khá tốn kém. Đòi hỏi vốn lớn nhưng người nuôi vừa thu được tôm thương phẩm chất lượng; vừa có thể gia tăng lợi nhuận do tăng vụ tôm nuôi. Cụ thể, từ 2 vụ tôm thông thường mỗi năm, tôm thẻ chân trắng; nuôi trong nhà kính có thể cho thu hoạch 3-5 vụ mỗi năm. Hiệu suất tôm nuôi trên đơn vị diện tích được tăng lên khiến năng suất nuôi tôm cao hơn. Hiệu quả kinh tế thu về cũng lớn hơn so với cách nuôi tôm truyền thống.